Cần thay đổi chính sách phát triển kinh tế thể thao

Nguyễn Minh 11/12/2019 01:21

Nhu cầu thị trường hàng hóa dịch vụ thể thao, quy mô thị trường doanh nghiệp Việt còn thấp. Có nhiều nguyên nhân, trong đó chính sách kinh tế trong lĩnh vực này chưa tạo động lực phát triển.

với thị trường nội địa, trang phục thể thao trong ngành dệt may hiện chỉ chiếm khoảng 20% dung lượng thị trường (kể cả lượng nhập khẩu từ các hãng có tiếng trên thế giới như Adidas, Puma, Nike…). Xuất khẩu hàng thể thao dự tính chiếm 10-12% kim ngạch xuất khẩu.

Với thị trường nội địa, trang phục thể thao trong ngành dệt may hiện chỉ chiếm khoảng 20% dung lượng thị trường (kể cả lượng nhập khẩu từ các hãng có tiếng trên thế giới như Adidas, Puma, Nike…). Xuất khẩu hàng thể thao dự tính chiếm 10-12% kim ngạch xuất khẩu.

Đây là nhận định của ông Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ xã hội, Ban kinh tế TƯ về giải pháp phát triển thị trường hành hóa dịch vụ thể thao của Việt Nam và định hướng chính sách.

Vẫn là cơ chế

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Ban Kinh tế TƯ cho rằng, việc kinh doanh thể dục thể thao đã có những bước phát triển đáng kể, thu được nguồn tài chính nhất định góp phần giảm chi ngân sách cho thể dục thể thao. Tuy nhiên, nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao chưa được khai thác hoặc hiệu quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam chia sẻ, đối với thị trường nội địa, trang phục thể thao trong ngành dệt may hiện chỉ chiếm khoảng 20% dung lượng thị trường (kể cả lượng nhập khẩu từ các hãng có tiếng trên thế giới như Adidas, Puma, Nike…). Xuất khẩu hàng thể thao dự tính chiếm 10-12% kim ngạch xuất khẩu.

Song thách thức lớn với ngành hiện nay là xuất khẩu lớn nhưng nhập khẩu cũng nhiều. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ thể thao chưa nhiều, vẫn chủ yếu tập trung ra thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức để phát triển thương hiệu, còn phụ thuộc vào thương hiệu nước ngoài. Đặc biệt, hàng giả, hàng nhái sản phẩm thể thao trên thị trường trong nước còn rất nhiều.

Đối với sản phẩm giày dép thể thao, theo ông Lê Xuân Dương, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, sản xuất giày vải, giày thể thao của ngành là chủ yếu. Năm 2018 ngành sản xuất khoảng hơn 900 triệu đôi, chiếm tới 76,1% tỷ trọng. Việt Nam sản xuất giày dép thể thao chiếm 70% sản lượng của toàn ngành, nhưng 95% sản lượng sản xuất dành cho xuất khẩu.

Nguồn cung giày thể thao cho thị trường nội địa hiện chủ yếu vẫn nhập khẩu với các thương hiệu như Nike, Adidas, Converse, Puma…, các cửa hàng thương hiệu Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc như Lining, Anta, Peak, Artengo, Xtep… Các doanh nghiệp sản xuất giày dép thể thao trong nước còn ít, như Bitis, Bitas, Tuvis… mẫu mã chậm cải tiến, chủng loại không phong phú…

việc các cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp phải đăng kiểm thuyền kayak, nhưng doanh nghiệp không biết đăng kiểm ở đâu vì không cơ quan nào chấp nhận cấp phép đăng kiểm vì cho rằng là phương tiện thô sơ. Trong khi đó, để mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp phải tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế về thể thao nhưng chi phí cao so với khả năng của doanh nghiệp, nhưng những doanh nghiệp trong lĩnh vực này chưa nhận được sự hỗ trợ của nhà nước

Cần gắn phong trào thể dục, thể thao với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.

Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh, ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty CP Hải – du lịch và dịch vụ thể thao dưới nước cho rằng, để đáp ứng nhu cầu thể thao, doanh nghiệp phải nhập khẩu các thiết bị thể thao do nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được. Song khó khăn của doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp vận hành hiện nay là thiếu quy chuẩn về các sản phẩm mới, các môn thể thao mới này.

Bên cạnh đó là sự thiếu nhất quán giữa các bộ ngành khiến nhập khẩu khó khăn, như việc các cơ quan chức năng yêu cầu doanh nghiệp phải đăng kiểm thuyền kayak, nhưng doanh nghiệp không biết đăng kiểm ở đâu vì không cơ quan nào chấp nhận cấp phép đăng kiểm vì cho rằng là phương tiện thô sơ. Trong khi đó, để mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp phải tham gia các triển lãm, hội chợ quốc tế về thể thao nhưng chi phí cao so với khả năng của doanh nghiệp, nhưng những doanh nghiệp trong lĩnh vực này chưa nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng gửi thư động viên HLV Park Hang-seo và Đoàn Thể thao Việt Nam

    20:55, 02/12/2019

  • Bia Sài Gòn tài trợ cho đoàn thể thao Việt Nam

    16:26, 23/10/2019

  • Dàn siêu xe, xe thể thao 100 tỷ của đại gia Việt tới dự lễ khai trương showroom Ferrari

    17:35, 17/10/2019

  • Thể thao và thành công trong kinh doanh

    07:12, 19/09/2019

  • Chàng trai 8X khởi nghiệp từ các sản phẩm dụng cụ thể thao dưới nước

    04:16, 05/07/2019

Hiện thực hoá công – tư

Để phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ thể thao, ở khía cạnh dệt may, ông Cẩm kiến nghị, các doanh nghiệp dệt may trong nước và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thể thao cần liên kết để hình thành chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong sản xuất nguyên phụ liệu, trong thiết kế, phát triển thương hiệu cho trang phục thể thao. Dưới góc độ Nhà nước, cần tạo điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu như vải, phụ liệu, không đánh thuế VAT cho vải sử dụng trong nước may sản phẩm thể thao xuất khẩu…

Còn theo ông Dương, Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thể thao như ưu đãi về cấp đất, vay vốn, miễn giảm thuế kinh doanh… Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa, xây dựng các Trung tâm thương mại chuyên hàng thể thao. Cần gắn phong trào thể dục, thể thao với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.

các doanh nghiệp dệt may trong nước và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thể thao cần liên kết để hình thành chuỗi cung ứng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong sản xuất nguyên phụ liệu, trong thiết kế, phát triển thương hiệu cho trang phục thể thao. Dưới góc độ Nhà nước, cần tạo điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu như vải, phụ liệu, không đánh thuế VAT cho vải sử dụng trong nước may sản phẩm thể thao xuất khẩu…

Các doanh nghiệp dệt may trong nước và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thể thao cần liên kết để hình thành chuỗi cung ứng. 

Với các doanh nghiệp kinh doanh, ông Hải đề xuất, tháo gỡ khó khăn cần có sự đồng hành của cơ quan nhà nước, cần có cơ quan tiếp nhận khó khăn và hỗ trợ giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp về lĩnh vực thể thao. Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tiêu biểu đi hội chợ, triển lãm quốc tế vì hiện nay các doanh nghiệp đang rất thiếu thông tin. Đặc biệt, các ban ngành liên quan cần tổ chức bình chọn và trao giải thưởng doanh nghiệp thể thao uy tín quốc gia: thương mại, sản xuất, truyền thông, vận hành… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế.

Cho rằng, kinh tế thể thao ở nhiều quốc gia đã thực sự là một cỗ máy đồ sộ, có lợi nhuận lâu dài, đóng góp đáng kể vòa ngân sách quốc gia, Việt Nam cũng xác định thể thao phải trở thành một ngành kinh tế, do đó, theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, Việt Nam cần thay đổi nhận thức, tạo lập môi trường cho phát triển kinh tế thể thao. Chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng thể thao. Đối với cơ sở hạ tầng thể thao, Nhà nước nên khuyến khích đầu tư thông qua mô hình hợp tác công – tư.

Mặt khác, tạo lập thị trường thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực thể thao; hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan, ban hành những chính sách có tính đòn bẩy… Cùng với đó, từng bước tạo lập và phát triển thị trường thể thao, tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm thể thao. Mặt khác, cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như nhiệm vụ điều phối thị trường trong phát triển kinh tế thể thao…

Nguyễn Minh