Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam thiết lập kỷ lục 514 tỷ USD

Thy Hằng 30/12/2019 17:30

Tính đến ngày 30/12, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 514 tỷ USD, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu.

Chiều ngày 31/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sự kiện Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD.

Chiều ngày 31/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sự kiện Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì sự kiện Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 500 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân. Theo đó, hàng loạt những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đơn giản thủ tục hành chính, thủ tục thông quan… đã được thực hiện.

Nhìn lại chặng đường của xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam, năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam khiêm tốn ở mức 30 tỷ USD. Sau 6 năm, năm 2007, con số này đạt 100 tỷ USD. Các năm 2011, năm 2015, năm 2017 sau đó, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam lần lượt đạt 200 tỷ USD, 300 tỷ USD và 400 tỷ.

Tiếp nối 2 năm sau đó, trong nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD. Đến nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 514 tỷ USD.

Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục trong xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục trong xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam

Như vậy, từ vị trí xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và 44 về nhập khẩu vào năm 2016, đến năm 2018, Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.

Đến nay, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Từ năm 2011 trở về trước, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn trong trạng thái thâm hụt, kéo dài liên tục, con số nhập siêu lên đến hàng tỷ USD, đỉnh điểm lên tới 18,02 tỷ USD trong năm 2008. Nhưng từ năm 2012 đến nay, cán cân thương mại đổi chiều, thặng dư (xuất siêu) liên tục  (trừ năm 2015, có mức thâm hụt trị giá 3,55 tỷ USD).

Kết thúc năm 2018, xuất siêu hàng hóa của nước ta đã đạt 6,83 tỷ USD. Trong 11 tháng từ đầu năm 2019, với sự gia tăng quy mô xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, thặng dư cán cân thương mại đã lên tới 10,94 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, năng lực của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt các dấu mốc mới nếu quyết tâm chính trị được hiện thực hoá.

“Dưới sự điều hành xuyên suốt, uyển chuyển của Chính phủ, các doanh nghiệp của chúng ta đã gia tăng được năng lực cạnh tranh. Thặng dư chúng ta đã đạt hơn 10,9 tỷ USD cho thấy cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Trong đó, sản phẩm ngành chế biến chế tạo chiếm 84% trong cơ cấu hàng xuất khẩu”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Chưa hết năm, Bộ Công thương khẳng định xuất nhập khẩu sẽ vượt 500 tỷ USD

    15:01, 12/12/2019

  • Xuất nhập khẩu có thể đạt 500 tỷ USD trong 2019

    00:00, 28/10/2019

  • Bức tranh xuất nhập khẩu 9 tháng: Một số điểm nhấn và cảnh báo

    01:00, 14/10/2019

  • Bức tranh xuất nhập khẩu quý III có gì đáng chú ý?

    11:06, 03/10/2019

Đồng thời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Đồng thời thực hiện tái cơ cấu đặc biệt trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, gia tăng vai trò của doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị.

Trên thực tế, trong 11 tháng năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt 297,87 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vẫn tăng về quy mô trị giá nhưng tốc độ tăng xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp này thấp hơn. Bên cạnh đó xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệptrong nước 11 tháng năm 2019 đạt 15,1%, duy trì 3 năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trên 10%.

Cán cân thương mại của Việt Nam qua các nămp/và 11 tháng từ đầu năm 2019

Cán cân thương mại của Việt Nam qua các năm và 11 tháng từ đầu năm 2019.

Trước đây, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ năm 2013 với tốc độ tăng vượt trội, Hàn Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản, vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 3 của Việt Nam.

Cụ thể, trong 11 tháng từ đầu năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 105,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018. Với Hoa Kỳ đạt 68,7 tỷ USD, tăng 24,5%; với Hàn Quốc đạt 61,4 tỷ USD, tăng 1,8%; với Nhật Bản đạt 36,3%, tăng 4,6%. Trong 11 tháng từ đầu năm 2019, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh, nhưng xuất sang thị trường Trung Quốc và ASEAN tăng chậm lại,xuất sang Liên minh châu Âu (EU28) giảm nhẹ.

Thy Hằng