[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 7) "Xung lực" mới trong thu hút đầu tư!
Việc nhiều nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đóng cửa là cơ hội để Việt Nam có chính sách thu hút các nhà đầu tư đang có ý định thu hẹp sản xuất ở nước láng giềng và đầu tư vào Việt Nam.
Nhận định này vừa được đưa ra trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đánh giá về tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo, dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, do đó khi khu vực sản xuất bị ảnh hưởng, hoạt động đầu tư sẽ ngay lập tức bị tác động làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (FDI), đối tượng bị ảnh hưởng là người Trung Quốc làm việc trong các dự án FDI tại Việt Nam và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm với Trung Quốc.
Cũng theo báo cáo, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho lớn. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự chưa đưa ra các quyết định đầu tư ở thời điểm này. Đối với các dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư.
Thực tế cho thấy, khó khăn trong việc nhập khẩu đầu vào sản xuất cho rất nhiều dự án FDI, từ Trung Quốc do tình trạng đóng cửa thông quan hàng hóa, đặc biệt là các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị.
Điều này làm ảnh hưởng tiếp tới tiến độ, công tác chuẩn bị cũng như triển khai các dự án ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 6) Gián đoạn nguồn cung chỉ là tạm thời
05:00, 15/02/2020
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 5) Kịch bản tăng trưởng cho ngành công nghiệp?
11:00, 14/02/2020
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 4) Nông lâm nghiệp, thuỷ sản “giảm tốc”
05:00, 14/02/2020
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 3) Du lịch, hàng không “dính đòn”
11:00, 13/02/2020
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 2) Hai kịch bản đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu
06:00, 13/02/2020
[Tác động của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam] (Bài 1) Sản xuất kinh doanh bị đình trệ
20:41, 12/02/2020
Hiện, các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng hoặc dừng do thiếu nguyên phụ liệu, linh kiện chưa được thông quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ sản xuất và đáp ứng các đơn hàng trong quý I.
Bên cạnh đó, nguồn nhân công cho nhiều dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam giảm do rất nhiều cán bộ, kĩ sư, chuyên gia của Trung Quốc không vào được Việt Nam khi có các hạn chế đi lại.
Một số doanh nghiệp hiện chưa thể sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do thiếu quản lý (bị cách ly ở nhà) hoặc chuyên gia kĩ thuật người Trung Quốc không quay lại được.
Các dự án lớn của Trung Quốc bị ảnh hưởng gồm: Nhà máy điện Duyên Hải 2, nhà máy điện Vĩnh Tân 1, nhà máy điện Hải Dương.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khó khăn là vậy, nhưng đây cũng là thuận lợi cho Việt Nam bởi các nhà đầu tư mới sẽ do dự đưa ra các quyết định đầu tư ở thời điểm này. Đối với các dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư.
Mặt khác, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay dẫn tới một số thuận lợi về thu hút và chuyển dịch đầu tư tại Việt Nam.
Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam gia tăng góp phần rất lớn trong việc tạo ra một số lượng việc làm trong nền kinh tế, lao động Việt Nam có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ năng quản lý để nâng cao trình độ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các doanh nghiệp trong nước nếu tận dụng tốt cơ hội dòng dịch chuyển đầu tư từ Mỹ, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam có thể đứng trước một bước phát triển mới, bởi dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ sẽ giúp cải thiện cân đối thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Thực tế, việc Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang tạo nên những nền tảng và bệ đỡ quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Bên cạnh đó, dịch bệnh diễn ra với quy mô lớn ở Trung Quốc, nhiều nhà máy sản xuất ở Trung Quốc phải đóng cửa ngừng sản xuất.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam có chính sách thu hút các nhà đầu tư đang có ý định thu hẹp sản xuất ở nước láng giềng và đầu tư vào Việt Nam.
=>>> Mời độc giả đón đọc Bài 8: Giảm thu ngân sách từ 3 khu vực