12 dự án yếu kém của ngành Công thương chính thức "chuyển nhà"
Chính thức chuyển nhiệm vụ thực hiện “Xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 2/10/2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
"Sang tay" 12 dự án yếu kém về "Siêu uỷ ban"
Trong đó, một nội dung đáng chú ý là chuyển nhiệm vụ thực hiện “Xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương” từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ giao Bộ KH&ĐT xây dựng Đề án 'Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới', thời hạn trình là năm 2020 để thay thế cho các nhiệm vụ quy định tại số thứ tự 20, 21, 23 của Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để thống nhất hướng dẫn theo các quy định của pháp luật về các trường hợp tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp để giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban.
Chính phủ cũng giao Bộ KHĐT xây dựng Đề án "Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới", thời hạn trình là năm 2020.
Bộ KHĐT đồng thời xây dựng các đề án gồm "Phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu với quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế ở một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế trên cơ sở hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước theo thông lệ quốc tế; xác định rõ quy mô và phạm vi hoạt động phù hợp với năng lực quản trị, điều hành; cơ cấu lại bộ máy tổ chức và cán bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phân cấp, phân quyền rõ ràng"; Đề án "Rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về DNNN, đặc biệt là các cơ chế, chính sách về tập đoàn kinh tế và cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tình hình thực tế".
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương báo cáo gì về 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ?
16:10, 06/11/2019
Cần có Nghị quyết để xử lý nợ cho 12 dự án nghìn tỷ?
18:30, 13/09/2019
12 dự án thua lỗ: Có thể khởi kiện các tranh chấp hợp đồng EPC vào năm 2020
20:03, 06/09/2019
"Siêu ủy ban" nói gì về việc "lỡ hẹn" thoái vốn Vietnam Airlines, ACV?
16:00, 15/10/2019
“Siêu Uỷ ban” số hóa công tác quản lý, điều hành như thế nào?
23:10, 09/08/2019
"Siêu ủy ban" xin ưu đãi, ưu tiên cho một số dự án thua lỗ
15:06, 03/08/2019
Chuyển biến tích cực nhưng vẫn ôm nợ nghìn tỷ
Liên quan đến 12 dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019 đã có 2 Nhà máy hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi, là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, đạt lợi nhuận sau thuế đạt 7,299 tỷ đồng và Nhà máy thép Việt - Trung lợi nhuận sau thuế đạt 270,730 tỷ đồng.
Đối với 4 dự án còn đang thua lỗ từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục giảm được lỗ nhưng do tình hình thị trường diễn biến khó khăn nên kết quả chưa bền vững.
Bộ này cho biết, kể từ sau Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV tới nay, 12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ ngành Công Thương dù được nhận định có chuyển biến tích cực hơn. Nhưng nhìn vào tình hình tài chính của các doanh nghiệp này vẫn rất báo động.
Cụ thể, đến năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019 đã có 2 Nhà máy hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi, là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, đạt lợi nhuận sau thuế đạt 7,299 tỷ đồng và Nhà máy thép Việt - Trung lợi nhuận sau thuế đạt 270,730 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do khó khăn của thị trường, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm 2018. Đối với 4 dự án còn đang thua lỗ đang từng bước khắc phục khó khăn, tiếp tục giảm được lỗ nhưng do tình hình thị trường diễn biến khó khăn nên kết quả chưa bền vững.
8 tháng đầu năm 2019, Nhà máy đạm Hà Bắc tăng lỗ 138,928 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai tăng lỗ 94,258 tỷ đồng.
Đối với 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh, nhưng đến nay có 01 dự án đã vận hành trở lại là Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ hiện nay Nhà máy chỉ vận hành 7 dây chuyền sản xuất. Khó khăn PVTex vấp phải vẫn là do giá nguyên liệu đầu vào tăng, thị trường đầu ra khó. Luỹ kế đến hết tháng 8, PVTex lỗ hơn 5.100 tỷ đồng, tổng nợ phải trả khoảng 7.806 tỷ.
Đối tác của PVTex là Tập đoàn An Phát không gia hạn hợp đồng nên Dự án đang phải tìm kiếm đối tác mới vận hành lại toàn bộ nhà máy.
2 dự án đã đủ điều kiện vận hành trở lại nhưng do thị trường khó khăn nên vẫn dừng sản xuất là Dự án Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bình Phước và Dự án nhà máy sản xuất Nhiên liệu Sinh học Quảng Ngãi.
Đối với 3 Dự án xây dựng dở dang, Bộ Công Thương cho biết, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã trình Bộ phương án để tiếp tục xử lý Dự án và tổ chức triển khai bán đấu giá Dự án lần thứ hai theo quy định. Dự án Nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành chiếm 60,24%, không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai Dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II Nhà máy Gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng EPC với MCC và các nhà thầu phụ.