Bộ Công Thương: Chưa điều chỉnh giá điện trong quý II
Chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong Quý I và Quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước định giá như giá điện.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diến biến mới của dịch bệnh COVID-19.
Bộ trưởng yêu cầu Vụ Tài chính và Đổi mới Doanh nghiệp rà soát, đề xuất phương án giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch trong phạm vi và lĩnh vực quản lý. Cục Điều tiết điện lực, Vụ Thị trường trong nước chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong Quý I và Quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước định giá như giá điện.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương: Thường xuyên duy trì mức lưu thông tối thiểu 5% số lượng dự trữ thóc gạo
00:05, 10/03/2020
[COVID-19] Bộ Công Thương đảm bảo đủ hàng hoá phục vụ người dân
05:05, 08/03/2020
Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp tăng nguồn cung hàng hóa
11:00, 07/03/2020
Bộ Công Thương đề nghị giảm phí BOT cho doanh nghiệp trong dịch Covid-19
19:06, 27/02/2020
Bộ Công Thương đề xuất tính giá bán lẻ điện theo 5 bậc thang
09:43, 26/02/2020
Bộ Công Thương đề nghị giảm hàng loạt phí cho doanh nghiệp trong dịch SARS-CoV-2
11:00, 25/02/2020
Bộ Công Thương: Doanh nghiệp cần chủ động điều tiết hàng lên biên giới
16:52, 22/02/2020
Bộ Công Thương đề xuất một số thị trường nguyên liệu thay thế Trung Quốc
18:00, 21/02/2020
Văn phòng Bộ, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tập trung tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Vụ Pháp chế đẩy mạnh đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.
“Hội nghị trực tuyến vào ngày 16/3 tới sẽ bàn cụ thể xem các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang gặp những khó khăn gì, cần sự hỗ trợ gì của chính quyền để làm sao đảm bảo được sự vận hành có hiệu quả, đáng tin cậy. Từ đó, đảm bảo việc phòng chống dịch và ứng phó với những hệ lụy từ dịch bệnh có được hiệu quả cao nhất theo đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Và nhất là Chỉ thị 11 của Thủ tướng đã ban hành, vậy còn cần những gì cho doanh nghiệp phân phối, cho các doanh nghiệp cung ứng của chúng ta hay không... chúng ta phải làm trong thời gian tới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp và các địa phương triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; đề nghị các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là tại địa phương có dịch bệnh.
Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và kế hoạch hỗ trợ cung ứng cho các địa phương khác khi cần thiết, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống theo phương châm 4 tại chỗ chỗ "chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ" và 3 sẵn sàng "chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương".
Đối với Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường các giải pháp ứng phó với dịch COVID-19 và Quyết định số 481/QĐ-BCT ngày 132/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch COVID-19.
Tăng cường công tác quản lý thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, đặc biệt là đối với các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch và các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân. Xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong giai đoạn hiện nay và phải được toàn bộ lực lượng Quản lý thị trường ưu tiên thực hiện với quyết tâm cao nhất.
Bộ trưởng yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công nghiệp, Vụ Dầu khí và Than tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành các dự án công nghiệp quy mô lớn, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Dự án Nhiệt điện Long Phú I, Dự án Nhiệt điện Sông Hậu I; các dự án điện, khí, năng lượng tái tạo, hệ thống truyền tải điện; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045; xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện; không được để thiếu điện cho sản xuất và đời sống trong giai đoạn 2021 - 2025…