“Liều thuốc tăng lực” cho nền kinh tế

Ths Nguyễn Lê Ngọc Hoàn 24/03/2020 15:00

Chống COVID-19 trước nhưng không quên nhiệm vụ vì mục tiêu ổn định, phát triển bền vững.

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân trước tác động của dịch COVID-19 (Hội nghị) vào cuối tháng 3/2020 với 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và nhóm giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người lao động.

Chính vì vậy, chương trình hành động của Chính phủ hướng về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực của nền kinh tế, mở ra những giải pháp sử dụng và xây dựng nguồn tài lực dài hạn của nền kinh tế.

br class=

Cầu Mỹ Thuận 2, 1 trong 3 dự án thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam được chuyển sang sử dụng vốn đầu tư công.

An ninh tài chính quốc gia là trọng tâm lớn

Theo Nghị quyết số 30/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ nêu các mục tiêu cụ thể từ nhân lực, vật lực, tài lực; đi cùng là các nhiệm vụ, giải pháp, định hướng triển khai. Trong đó, với nguồn tài lực, mục tiêu đề ra là: Đến năm 2025, giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu - chi ngân sách nhà nước. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Nhiệm vụ, giải pháp để đạt tài lực như mục tiêu được nêu ra cụ thể và chiếm tỷ lệ văn bản khá dài so với các nội dung khác; tương tự các văn bản về tài lực theo các nội dung, nhiệm vụ mà trước đây Chính phủ đã giao cũng chiếm số lượng lớn (51 so với nhân lực 39 văn và vật lực 44 văn bản).

Có thể nói an ninh tài chính quốc gia đã, đang và sẽ là một trong những trọng điểm của Chương trình hành động của Chính phủ hướng về thực sự khai thác hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Trọng trách của các thành phần, tổ chức liên quan và tạo lực, xây dựng nguồn tài lực, theo đó, rất nặng.

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì từ chỉ số tự do kinh tế Việt Nam 2020 tăng 23 bậc?

    11:40, 18/03/2020

  • [COVID-19] Kinh tế thế giới đang về đâu?

    12:46, 17/03/2020

  • Giá dầu giảm và tác động tới kinh tế Việt Nam

    02:14, 16/03/2020

  • [GÓI HỖ TRỢ 285 NGÀN TỶ ĐỒNG] Kỳ vọng vực nền kinh tế

    12:36, 14/03/2020

  • Giải pháp giúp doanh nghiệp đi qua “tâm bão” Covid-19

    14:18, 19/03/2020

  • [COVID-19] Cơ hội phát triển giáo dục trực tuyến

    14:05, 19/03/2020

  • [COVID-19] Hồi hương tránh dịch và câu chuyện "nghĩa đồng bào"

    11:00, 19/03/2020

Quản lý nợ công có tính thời điểm và dài hạn

Quản lý nợ công là ưu tiên số một của sử dụng, xây dựng, vun đắp tài lực nền kinh tế. “Đối với nguồn tài lực, về quản lý nợ công, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện quyết liệt quan điểm chỉ đạo và chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; tổ chức đối chiếu, rà soát, đánh giá, tổ hợp nhu cầu vay của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng vốn vay công để dự báo tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ sau năm 2020”, Nghị quyết của Thủ tướng nêu.

Cần phải nói ngay, quản lý nợ công trước nay vẫn là bài tính vất vả của Việt Nam. Cuối năm 2019, Việt nam đã bị Moody’s hạ bậc tín nhiệm chỉ vì một khoản nợ nước ngoài chậm trễ thanh toán cho thấy đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt, nguồn vốn dù đã giảm lệ thuộc vốn ODA, nhưng Việt Nam vẫn đang đứng trước áp lực nợ công lớn trên 54%. Và có thể sẽ còn lớn hơn nếu không “hành động ngay”, không “quản lý chặt”.

Hiện, Chính phủ đã có những giải pháp đầu tiên để mạnh tay đưa liều tăng lực này vào nền kinh tế. Điển hình là một số các đoạn tuyến của dự án cao tốc Bắc Nam đã được Chính phủ lên kịch bản đứng ra bằng vốn đầu tư công. Các chuyên gia thậm chí còn cho rằng, Chính phủ cần nhanh hơn, quyết liệt hơn, bao gồm chỉ định thầu theo quy định pháp luật và ở thời điểm đặt biệt để đẩy nhanh các dự án đầu tư công.

Do đó, chắc chắn từ bây giờ, song song với chống dịch, các địa phương bộ ngành đều sẽ phải tăng gấp đôi, gấp ba lượng việc trong tính toán các dự án công tại địa phương, các dự án có tính đòn bẩy cần kíp được ưu tiên để kích hoạt nguồn điện năng mạnh, khơi thông kinh tế địa phương, tạo sức sống cho vùng, cho cả nền kinh tế. Từ đó, mới có được số liệu sát nhu cầu vay và sử dụng vốn công.

Trở lại với Chương trình hành động theo các mục tiêu tới 2025, Chính phủ còn đặt nhiệm vụ tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, thị trường trái phiếu Chính phủ cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và cơ sở nhà đầu tư, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, thị trường trái phiếu.

Khẩn trương báo cáo tình hình đầu tư công 3 tháng đầu năm

Đây là nội dung đang được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện trước Hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 dự kiến sẽ diễn ra cuối tháng 4/2020.

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 3 tháng đầu năm 2020; trong đó tập trung đánh giá tình hình thực hiện, giải ngân các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm ngành giao thông, ngành nông nghiệp (đường sắt, đường bộ, thủy lợi...).

Trong báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân (chủ quan và khách quan), kiến nghị giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/4/2020 để tổng hợp, báo cáo tại Hội nghị.

Bộ Tài chính chuẩn bị báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2020 (bao gồm kế hoạch vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020), trong đó nêu rõ tồn tại hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại năm 2020, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/4/2020, đồng thời báo cáo tham luận tại Hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại năm 2020; tổng hợp các nội dung chuẩn bị cho Hội nghị từ các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 thuộc thẩm quyền xử lý của Chính phủ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 4/2020.

P.V

Ths Nguyễn Lê Ngọc Hoàn