[COVID-19] Chiến lược “Làm phẳng đường cong”
Điều gì sẽ xảy ra nếu để dịch bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 tự do lây lan so với việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn nó?...
Trong khi Chính phủ năng cùng đa số người dân đang nỗ lực chống dịch bệnh COVID-19 thì đâu đó vẫn có ý kiến cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam như đóng cửa trường học, ngừng khai thác một số đường bay quốc tế và đặc biệt là cách ly kiểm dịch là quá mức cần thiết. Quan điểm này gợi ý việc để virus lan truyền nhằm tạo miễn dịch nhanh trong cộng đồng - điều mà một số nước phương tây đang áp dụng.
“Miễn dịch cộng đồng” hay “ép đỉnh” dịch?
Ở một số quốc gia châu Âu như Anh, Đức, người ta có quan điểm là để dịch bệnh lan tỏa tự nhiên trong cộng đồng, từ đó sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng hay miễn dịch bầy đàn (herd immunity).
Về mặt lý thuyết, khi có bệnh dịch, có tác nhân gây bệnh xảy ra trong cộng đồng thì sẽ có những người mắc và những người đó hình thành miễn dịch. Trong tình huống này, miễn dịch cộng đồng được hiểu nôm na là một số người tiêm vaccine để tạo miễn dịch cho cộng đồng nhưng không nhất thiết phải tiêm hết cho từng cá thể trong cộng đồng đó.
Tuy nhiên, muốn có được miễn dịch cộng đồng thì số người nhiễm bệnh sẽ rất lớn. Nghĩa là số người mắc bệnh gần như ở tất cả mọi người. Do đó, nếu chủ động làm miễn dịch cộng đồng nhanh bằng cách để lây nhiễm tự nhiên sẽ rất nguy hiểm. Nhất là khi chưa có vaccine cho virus SARS-CoV-2 này.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên cục Trưởng cục Y tế dự phòng cho rằng nếu miễn dịch cộng đồng cao thì cũng sẽ có số lượng người phải tử vong không lường trước được. Ở đây là tính mạng của con người nên không thể đánh đổi.
Bình tĩnh và sáng suốt để chống dịch. đừng tự làm mình suy yếu hơn vì sự hoang mang, hoảng loạn, thiếu sáng suốt.
Ví dụ đơn giản, 10 người mắc bệnh có 4 người già, nhưng nếu nhân số người mắc lên 1000 người thì sẽ có 400 người già mắc. Khi đó nhóm người này không đủ sức khỏe để tạo miễn dịch và có thể tử vong.
Đó là chưa kể về đề về quyền con người. Nếu xác định bệnh nhân dương tính thì bệnh nhân đó phải được điều trị. Điều này liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực y tế và khả năng đáp ứng về y tế của quốc gia. Với tốc độ lây lan đến chóng mặt của COVID-19 thì câu trả lời là không thể có một quốc gia nào đủ mạnh về y tế để kiểm soát.
Từng trả lời CNN, Điều phối viên chăm sóc đặc biệt trong đơn vị phản ứng khủng hoảng cho khu vực phía bắc Lombardy, Ý, Antonio Pesenti nói rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Lombardy đang “trên bờ vực sụp đổ”, mặc dù đã nỗ lực giải phóng giường bệnh. “Chúng tôi buộc phải thiết lập điều trị chăm sóc đặc biệt ở các hành lang”, Pesenti nói.
Trong điều kiện và khả năng có hạn của hệ thống y tế, việc “làm phẳng đường cong” và trì hoãn đỉnh dịch là nhiệm vụ tối quan trọng. Mặc dù không thể xóa sổ virus ngay lập tức nhưng các biện pháp ngăn chặn có thể làm chậm quá trình lây nhiễm trong cộng đồng.
Khi dịch bùng phát rất nhiều bệnh viện sẽ hoạt động hết công suất và việc “làm phẳng đường cong” hay nói cách khác là “ép đỉnh dịch” sẽ giúp các bệnh viện và các chuyên gia y tế công cộng có thời gian lên kế hoạch và chuẩn bị. Việt Nam trong sự nỗ lực của Chính phủ cùng toàn dân đang thực hiện chiến lược đó một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
COVID-19 giai đoạn 3: Hai tuần "thử lửa" cho cả hệ thống chống dịch
04:56, 24/03/2020
Nỗ lực giải tỏa ùn tắc hàng hóa nhưng không coi nhẹ phòng chống dịch
13:30, 22/03/2020
Kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
18:12, 21/03/2020
Hỗ trợ startup ứng phó COVID-19
06:39, 25/03/2020
Điêu đứng vì COVID-19, VNREA đề xuất “giải cứu” doanh nghiệp bất động sản
05:00, 25/03/2020
Nhóm cổ phiếu nào sẽ "dậy sóng" hậu dịch COVID-19?
05:30, 25/03/2020
COVID-19: "Cú hích" để Việt Nam đẩy nhanh 4.0
03:00, 25/03/2020
Dân làm “pháo đài” chống dịch
Ngay từ khi xuất hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên Việt Nam đã không chủ quan và thực hiện ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh rất tốt. Điều này đã được WHO khẳng định. Sự phát triển của dịch COVID-19 vốn được chia thành 3 giai đoạn: khởi phát (giai đoạn 1), bùng phát (giai đoạn 2) và kết thúc (giai đoạn 3). Ở mỗi giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác nhau. Cách phòng chống dịch của mỗi nước sẽ ảnh hưởng đến hình dạng của đường cong dịch.
Ở giai đoạn khởi phát COVID-19 được hình dung như một vài đám cháy với những tia lửa nhỏ bắn ra nhiều hướng và mục tiêu của chính phủ là ngăn chặn những tia lửa đó. Việt Nam đã làm rất tốt ở giai đoạn này. Còn Trung Quốc đã thất bại ở giai đoạn 1 nhưng họ đã khoanh dịch rất ổn ở giai đoạn tiếp theo.
Trong khi đó các nước châu Âu có vẻ như do sự chủ quan đã dẫn tới thất bại trong việc phòng thủ ngay từ đầu, thâm chí cách mà họ chọn là để người dân tự chiến đấu với virus SARS-CoV-2 giống như họ đã từng chiến đấu với các dịch sốt virus khác. Tuy vậy với sự bùng phát quá nhanh và lan rộng hiện nay ra cộng đồng thì một số nước bắt đầu có động thái quan tâm hơn tới việc cách ly và một số biện pháp xã hội.
Với tình hình lây nhiễm mạnh trên toàn cầu, Việt Nam đang bước vào giai đoạn 2 của dịch bệnh. Mục tiêu sẽ là giữ cho giai đoạn 2 của đường cong dịch bệnh càng phẳng càng tốt, giữ cho số lượng ca bệnh được báo cáo mỗi ngày càng thấp càng tốt.
Thành công ở giai đoạn 1 là chúng ta đã chữa trị thành công cho 16 ca nhiễm bệnh. Nhưng kể từ khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện cũng là lúc Việt Nam bước vào giai đoạn can go và nguy hiểm khi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây.
Bên cạnh nỗ lực chống dịch, dập dịch của Chính phủ, hệ thống chính trị thì vẫn có một bộ phận tỏ thái độ bàng quan, xuyên tạc về tình hình chống dịch. Nhiều đối tượng phát tán tin xấu gây hoang mang dư luận, phá hoại nền sản xuất và công cuộc chống dịch COVID-19, nhưng không vì thế mà niềm tin thắng dịch của Việt Nam giảm đi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong phòng chống dịch thì niềm tin là hết sức quan trọng, không bao giờ bi quan trong bất cứ tình huống. Việt Nam đã từng chữa khỏi 16 trường hợp, kể cả người cao tuổi có bệnh nền phức tạp. Do đó, Việt Nam có ý chí, quyết tâm cao để chiến thắng đại dịch…
Chống giặc dịch không bao giờ là dễ dàng cả. Nhưng không vì thế mà chúng ta sợ hãi. Người ta thường nói chỉ có đương đầu với sợ hãi mới chấm dứt sợ hãi.
“Chính phủ luôn đặt vấn đề sức khỏe của người dân là quan trọng nhất, là ưu tiên hàng đầu. Chúng ta chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế trước mắt, ngắn hạn để bảo vệ tốt nhất sức khỏe người dân” - Thủ tướng nhấn mạnh – “Mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân, mỗi khu dân cư phải là “pháo đài” phòng chống dịch. Phải tuyên truyền đến từng người dân hiểu được phương pháp phòng chống cho cá nhân, cho gia đình và cộng đồng một cách tốt nhất”.
Tình huống này cũng là một trong những đề bài đã được dự liệu và nằm trong khung trả lời sẵn có. Hy vọng rằng nếu có thể ngăn chặn tất cả con đường lây truyền của COVID-19 thì đó cũng sẽ là dấu chấm hết của virus SARS-CoV-2 này.
Nhưng rõ ràng chuyện quan trọng nhất lúc này chính là kiến thức, niềm tin và tinh thần vì cộng đồng của mỗi người dân để biến điều đó thành hiện thực. Có những thứ ấy, chúng ta lại sẽ nhanh chóng trở lại cuộc sống yên bình…
Niềm tin Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất định, càng bất định trước nỗi sợ một con virus đã được gọi tên. Chưa bao giờ mối liên kết giữa con người với con người, giữa gia đình với cộng đồng, giữa doanh nhân với nền kinh tế, giữa công dân với quốc gia và quốc gia với công dân, cũng như giữa các quốc gia với nhau, lại cần niềm tin đến vậy. Trong bất định, khó khăn, vượt qua cả virus sợ hãi, virus trì trệ, niềm tin của chúng ta, may mắn và hạnh phúc thay, đang trở nên lớn mạnh hơn. Chúng ta may mắn có sức mạnh của dân tộc đồng lòng, đoàn kết, sát cánh cùng một Chính phủ sáng suốt, bản lĩnh, đã chọn dân và yêu dân. Và càng hạnh phúc khi trong khó khăn với nguồn lực eo hẹp của nền kinh tế quốc gia ở mức đang phát triển, vẫn chọn mở rộng vòng tay chào đón hàng trăm ngàn người dân Việt khác, từ khắp các phương trời về với quê hương. Đó là NGHĨA ĐỒNG BÀO sâu nặng. Là truyền thống hôm qua, lòng tự hào và yêu thương nước Việt hôm nay. Là chất liệu của niềm tin quý hơn kim cương, quý như vaccine, giúp chúng ta có thêm sức đề kháng trước mọi mối nguy nan. Trong vòng tay của MẸ TỔ QUỐC như tình mẫu tử thiêng liêng, còn có những người mẹ, người chị, em gái nhỏ, những nữ doanh nhân, nữ y bác sĩ… đã và đang, mỗi ngày là những nữ anh hùng trong trận chiến vì cuộc đời, vì mỗi người quanh mình. Chúng ta trao tặng mọi niềm tự hào thay cho mọi món quà vô giá, đến những con người ấy. Xin cảm ơn MẸ TỔ QUỐC! Cảm ơn các Mẹ, các Chị, các Em…, nửa quyền lực mềm mại của thế giới khiến vòng tay yêu thương không bao giờ hẹp lại. Cảm ơn các doanh nhân – doanh nghiệp đã cộng hưởng SỨC MẠNH BÓ ĐŨA để vươn lên trong những ngày tháng gian khó này. Lam Nhi |