Hơn 3.000 tỷ đồng mở tuyến đường huyết mạch từ TP Thái Bình đến Cầu Nghìn
Tuyến đường dài 23,9 km từ TP. Thái Bình đi Cầu Nghìn sẽ được khởi công trong năm 2020. Đây sẽ là đoạn đường huyết mạch của tuyến QL 10 vốn đang là điểm nóng về ùn tắc và tai nạn giao thông.
Nhiều năm qua, tuyến đường từ TP. Thái Bình đến cầu Nghìn đã xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu gia tăng ngày một nhiều các phương tiện. Đặc biệt, đây là tuyến huyết mạch nối Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định trên trục QL10. Mật độ xe tải, xe khách hoạt động trên tuyến đường này khá dày dẫn đến ùn tắc thường xuyên và mất an toàn giao thông.
Từ năm 2015, Hải Phòng đã nâng cấp, cải tạo tuyến QL 10 từ Cầu Nghìn đến Quán Toan nên đoạn từ Cầu Nghìn đến TP. Thái Bình như nút thắt trên trục QL 10.
Sở KHĐT tỉnh Thái Bình vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất đối với dự án Tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi Cầu Nghìn. Thời gian thực hiện dự án tùa năm 2020 đến 2023. Theo kế hoạch chậm nhất ngày 30/9/2020, dự án tuyến đường này sẽ hoàn thiện các thủ tục, để khởi công.
Được biết, tuyến đường từ TP Thái Bình đến Cầu Nghìn được HĐND tỉnh Thái Bình phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 13/12/2019 với chiều dài 23,9km. Dự án có điểm đầu tại nút giao QL10 cách cầu Nghìn hiện tại 1,8km thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng; điểm cuối tại nút giao với đường Võ Nguyên Giáp cách nút giao QL10 với tuyến tránh S1 khoảng 350m về phía Đông. Diện tích sử dụng đất khoảng 99,13ha, nằm trên quỹ đất thuộc các địa phận Thành phố Thái Bình, huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) và huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng). Đường có quy mô cấp II đồng bằng, vận tốc thiết kế 100km/h.
Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), với tổng chi phí thực hiện là hơn 3.000 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí GPMB).
Nguồn vốn thực hiện dự án từ vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 1.263,8 tỉ đồng; nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư BOT là 1.818,6 tỉ đồng (trong đó, vốn chủ sở hữu 331,86 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 1.486,78 tỉ đồng).
Về phương án tài chính, theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhà đầu tư xây dựng trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đối với phần vốn của nhà đầu tư đã đầu tư vào dự án. Thời gian thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án dự kiến trong 23 năm (từ năm 2030 đến năm 2046).
Vốn góp của nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án; vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Có thể bạn quan tâm
Khơi thông Quốc lộ 3B: “đòn bẩy” thu hút đầu tư
12:52, 29/03/2020
Nhiều nhà đầu tư nội vượt qua vòng sơ tuyển gọi đầu tư BOT cao tốc Bắc-Nam
00:48, 22/03/2020
Đề xuất hình thức đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
16:00, 06/12/2019
Chính sách cho đầu tư đường sắt
08:35, 09/08/2018
Mục tiêu của dự án là nhằm giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên tuyến QL10 đoạn từ Cầu Nghìn đến nút giao tuyến tránh S1, khi mà QL10 ngày càng có nhiều phương tiện lưu thông, đặc biệt xe tải nặng, xe container. Đồng thời, tăng cường thông thương giữa các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và các địa phương khác có tuyến QL10 đi qua, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Hiện, tỉnh Thái Bình đã phê duyệt dự toán khảo sát và đang hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án này.