Khơi thông thêm dòng vốn vào cơ sở hạ tầng bền vững khu vực ASEAN

Linh Nga 10/04/2020 01:00

Các nước ASEAN cần sự phối hợp, các kỹ năng và tính minh bạch mạnh mẽ hơn để nâng cao các dự án cơ sở hạ tầng bền vững....

 cvx

Chính phủ Singapore có thể đi đầu trong khu vực ASEAN để thiết lập một nền tảng bao gồm một hệ thống các dự án năng lượng và vận tải địa phương có sẵn để đầu tư...

Với việc các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với tình hình thâm hụt tài chính để đáp ứng nhu cầu năng lượng và cơ sở hạ tầng đang phát triển, khu vực này cần sự phối hợp, các kỹ năng và tính minh bạch mạnh mẽ hơn trong việc nâng cao các dự án bền vững cho các nhà đầu tư.

Đây là một trong những khuyến nghị dành cho các Chính phủ, các ngân hàng và doanh nghiệp được đề cập trong báo cáo “Tài trợ cơ sở hạ tầng bền vững ở ASEAN” của Học viện Các vấn đề quốc tế Singapore (SIIA) công bố gần đây. Báo cáo được ngân hàng HSBC hỗ trợ cùng với vai trò đối tác chuyên môn độc quyền của KPMG tại Singapore. Báo cáo kêu gọi sự hiểu biết chung để khơi thông dòng vốn.

Theo báo cáo, việc tiếp tục sử dụng không đúng mức nguồn tài chính bền vững ở khu vực Đông Nam Á nhằm đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng rộng lớn – được các tổ chức tài chính, các nhà phát triển dự án, các tổ chức đa phương và chính phủ đánh giá là thiếu tính phổ biến trong các tiêu chuẩn và rủi ro về môi trường và xã hội.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng trong khu vực ASEAN từ năm 2016 đến năm 2030 là khoảng 2,8 nghìn tỷ USD, tương đương 184 tỷ USD mỗi năm. Ngân sách nhà nước hạn chế ở nhiều quốc gia đã làm tăng sự cấp bách cho các tổ chức tài chính tư nhân nhằm hướng nguồn tài chính xanh và bền vững hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng. Điều này đặc biệt cần thiết trong lĩnh vực năng lượng và vận tải có nhu cầu đầu tư lớn nhất ở khu vực châu Á đang phát triển.

Những phát hiện của báo cáo bắt nguồn từ các nghiên cứu thứ cấp, các cuộc họp nhóm và nhiều phiên phỏng vấn kín với tổng số 118 đại diện từ 49 tổ chức. Các tổ chức này bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức đa phương, các ngân hàng và nhà đầu tư, và các nhà phát triển dự án, các công ty dịch vụ tài chính, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các học giả.

Theo bà Chen Chen Lee, thành viên cao cấp của SIIA, đồng tác giả của báo cáo, ở nhiều vùng của khu vực Đông Nam Á, việc thiếu kết nối cơ sở hạ tầng tiếp tục cản trở quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế. Những thách thức như thiên tai và tắc nghẽn giao thông là rất quang trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn tài chính xanh và bền vững vì nó thúc đẩy dòng vốn hiệu quả vào các hoạt động bền vững hơn và đáp ứng các mối quan tâm về khí hậu trong khi vẫn đạt được tăng trưởng.

“Singapore và các nước ASEAN cần phải biến cơ sở hạ tầng bền vững thành nền tảng cho sự phát triển và khả năng phục hồi lâu dài. Chúng ta cần đi đến một sự hiểu biết chung xung quanh việc cơ sở hạ tầng bền vững sẽ trông như thế nào, để từ đó các bên có thể đi đến việc thương lượng”, bà Chen Chen Lee nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Vực dậy dòng vốn tư nhân đổ vào cơ sở hạ tầng

    Vực dậy dòng vốn tư nhân đổ vào cơ sở hạ tầng

    12:07, 11/11/2019

  • Nhà đầu tư thích BT hơn khi đầu tư dự án cơ sở hạ tầng?

    Nhà đầu tư thích BT hơn khi đầu tư dự án cơ sở hạ tầng?

    00:05, 22/08/2019

  • Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Bạch Đằng - Quảng Ninh

    Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Bạch Đằng - Quảng Ninh

    17:07, 08/08/2019

  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đâu là khó khăn lớn nhất với nhà đầu tư?

    Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Đâu là khó khăn lớn nhất với nhà đầu tư?

    00:11, 02/04/2019

  • Cơ sở hạ tầng gây khó cho doanh nghiệp về chi phí và thời gian

    Cơ sở hạ tầng gây khó cho doanh nghiệp về chi phí và thời gian

    00:02, 26/03/2019

  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Nhà đầu tư cần gì?

    Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Nhà đầu tư cần gì?

    09:00, 11/03/2019

  • Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật về PPP):p/“Cú hích” chop/cơ sở hạ tầng

    Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Luật về PPP): “Cú hích” cho cơ sở hạ tầng

    12:21, 07/12/2018

Báo cáo đã đưa ra 10 khuyến nghị cho các bên liên quan về cách thức làm việc để đạt được sự hiểu biết chung về những rủi ro và cơ hội chính của môi trường và xã hội trong các lĩnh vực này ở các nước ASEAN, nhằm khơi thông thêm dòng vốn vào cơ sở hạ tầng bền vững.

Các khuyến nghị gồm: Thứ nhất, Chính phủ Singapore có thể đi đầu trong khu vực ASEAN để thiết lập một nền tảng bao gồm một hệ thống các dự án năng lượng và vận tải địa phương có sẵn để đầu tư, và thông báo kết quả của đánh giá tác động môi trường và xã hội của từng dự án;

Thứ hai, Chính phủ và các hiệp hội ngành công nghiệp Singapore, như Hiệp hội Ngân hàng Singapore, có thể hợp tác để cung cấp khung đánh giá môi trường và xã hội tiêu chuẩn cho ngành năng lượng và vận tải;

Thứ ba, các hội đồng theo luật định của Singapore, các tổ chức Chính phủ và các doanh nghiệp lớn được khuyến khích xem xét tài chính xanh như một lựa chọn để gây quỹ.

Thứ tư, Chính phủ các nước ASEAN có thể triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh về Cơ sở hạ tầng để nhấn mạnh kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025) như một kế hoạch chi tiết toàn khu vực cho các dự án cơ sở hạ tầng ở ASEAN, phát triển các sáng kiến của mỗi quốc gia thành viên ASEAN và theo dõi các luồng tài chính bền vững cho các dự án năng lượng và vận tải.

Thứ năm, các chính phủ ASEAN, cùng với các tổ chức đa phương và các doanh nghiệp trong ngành, có thể đào tạo và trang bị cho công nhân các kỹ năng và kiến thức bền vững trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Thứ sáu, Ban thư ký ASEAN có thể đi đầu trong việc phát triển một danh mục các quỹ xanh và bền vững cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Thứ bảy, các tổ chức tài chính quan tâm đến các lĩnh vực năng lượng và vận tải của ASEAN nên công bố các chính sách bền vững của họ kèm thêm các rủi ro về môi trường và xã hội quan trọng, cũng như các hướng dẫn chung về cách họ xử lý các thách thức cụ thể theo ngữ cảnh ở các quốc gia đang hoạt động.

Thứ tám, các tổ chức tài chính cần bao gồm các rủi ro về môi trường và xã hội chính trong các nỗ lực giám sát của họ và điều chỉnh tần suất giám sát theo thời gian xây dựng dự án.

Thứ chín, các tổ chức tài chính có thể phát triển chuyên môn về tài chính chuyên ngành, đặc biệt là tài trợ cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư xanh.

Cuối cùng, các cơ quan xếp hạng có thể phát triển một cơ chế xếp hạng cho các tác động môi trường và xã hội của các dự án năng lượng và vận tải.

Ông Jonathan Drew, Giám đốc điều hành, Tài chính bền vững của HSBC châu Á - Thái Bình Dương, cho biết “Báo cáo này cung cấp các đề xuất thiết thực về các bước mà các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể thực hiện để giúp tạo điều kiện cho sự hiểu biết chung trong ngành về các rủi ro môi trường và xã hội quan trọng liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng, và gắn kết những điều đó vào quá trình lựa chọn và thiết kế dự án. Điều này sẽ cực kỳ quan trọng khi chúng ta điều hướng qua các thách thức hiện tại và cũng như khi chúng ta thay đổi cấu trúc hướng tới một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người”.

Ông Satya Ramamurthy, Giám đốc bộ phận Cơ sở hạ tầng, Chính phủ và Chăm sóc sức khỏe của KPMG tại Singapore chia sẻ “Cần có một phương án kinh doanh tốt cho sự bền vững cơ sở hạ tầng. Bên cạnh việc đem lại lợi nhuận rất tốt cho các nhà đầu tư, điều này sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, từ việc phát triển kinh tế hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính cho đến cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân”.

Linh Nga