Kinh tế tư nhân – “Liều thuốc” tốt cho những "vết thương" nghìn tỷ?

Lê Cường 10/04/2020 04:34

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng và dự kiến sẽ vận hành hai tổ máy vào năm 2017, 2018, nhưng đến nay 2 tổ máy vẫn chưa thể hoàn thành...

Mới đây, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra một số nội dung đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Đoàn thanh tra sẽ làm rõ việc chỉ định thầu đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; việc bổ sung Dự án vào danh mục các dự án nguồn điện cấp bách để thực hiện theo Quyết định số 2414/QĐ- TTg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; việc quyết định chủ trương, phê duyệt đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; việc điều chỉnh dự án, tăng tổng mức đầu tư dự án, điều chỉnh giá trị Hợp đồng EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Thời kỳ thanh tra là từ khi chuẩn bị thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đến 30/3/2020. Thời gian thanh tra là 15 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kê từ ngày công bố quyết định thanh tra (không kể ngày nghỉ, lễ theo quy định).

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), công suất thiết kế 1.200 MW, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy sẽ vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017 và tổ máy 2 vào 2018. Tuy nhiên đến nay, 2 tổ máy vẫn chưa thể hoàn thành.

Những cú “vén tay đốt nhà táng”

Sự chậm trễ trên rõ ràng đã và đang gây nên một sự lãng phí quá lớn. Những con số cụ thể như thế nào thì chúng ta cũng đợi kết luận cuối cùng của Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Nhưng, sự việc này khiến chúng ta ám ảnh, nhớ đến hàng loạt dự án nghìn tỷ trước đó thất bại. Và giờ tất cả đang dần trở thành những đống “sắt vụn” đầy đau xót.

Hàng chục năm trước, Vinashin khiến chúng ta choáng váng với con số "cực khủng": thua lỗ, thất thoát hơn 86 nghìn tỉ đồng.. Hàng loạt nhà máy nghìn tỷ vẫn đang “giãy chết”. Chúng ta chưa kịp hết đau, thì thêm một cú đấm choáng váng khác mang tên Vinalines, tổng công ty về ngành hàng hải đã nhấn chìm của nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng.

Hàng chục quan chức đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mắc sai phạm về lãnh đạo, quản lý giờ đang phải ngồi sau những song sắt. Dù vậy, danh sách này vẫn tiếp tục nối dài bởi những vết nứt từ khối doanh nghiệp nhà nước không được hàn gắn mà bung vỡ ra, "tiêu biểu" là 12 dự án thua lỗ nặng của ngành Công thương, cái nào cũng mất cả ngàn tỷ đồng. Đây là “vết thương” của nền kinh tế mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa thể lành.

Nhà máy Thép nghìn tỷ của Vinashin giờ chỉ là đống sắt vụn. Ảnh Lê Cường

Nhà máy Thép nghìn tỷ của Vinashin giờ chỉ là đống sắt vụn. Ảnh Lê Cường

Vẫn biết “thương trường là chiến trường”, không thể đổ lỗi tất cả thất bại cho ban lãnh đạo, và cũng không nên vội đánh giá năng lực của họ là “yếu kém”. Hay chăng, bởi là tiền Nhà nước, tiền ngân sách, không phải “mồ hôi xương máu” nên những tính toán có phần “chủ quan”, những quyết định có phần “vội vã”. Và cũng bởi tiền ngân sách ai dám đoán chắc là trong những quyết định đầu tư mở cái nọ, xây cái kia, chi tiêu, quyết toán không có bóng dáng của sự tư lợi, tranh thủ kiếm chác, trong bối cảnh tham nhũng đã như một trào lưu.

Dư án đường sắt Hà Nội - Hạ Long 7000 tỷ của Bộ GTVT đã

Dư án đường sắt Hà Nội - Hạ Long 7000 tỷ đồng của Bộ GTVT đã "treo" hàng chục năm nay gây khó khăn cho sự phát triển của Quảng Ninh và sự lãng phí lớn khi rất nhiều những thiết bị tiền tỷ đang đứng trước nguy cơ hỏng hóc. Ảnh Lê cường

Có thể bạn quan tâm

  • Xót xa những nhà máy nghìn tỷ bị bỏ hoang Kỳ I: Hoang tàn Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân

    Xót xa những nhà máy nghìn tỷ bị bỏ hoang Kỳ I: Hoang tàn Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân

    17:06, 19/12/2018

  • Xót xa những nhà máy nghìn tỷ bị bỏ hoang Kỳ 2: Nhà máy phát điện: “Một phút huy hoàng rồi chợt tắt”

    Xót xa những nhà máy nghìn tỷ bị bỏ hoang Kỳ 2: Nhà máy phát điện: “Một phút huy hoàng rồi chợt tắt”

    18:39, 22/12/2018

  • Bộ Giao thông Vận tải nói gì về việc Ga Hạ Long vắng khách, hư hỏng?

    Bộ Giao thông Vận tải nói gì về việc Ga Hạ Long vắng khách, hư hỏng?

    05:10, 19/07/2019

  • Dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng: Đừng tự “đẩy” mình vào con đường “mắc nợ”

    Dự án đường sắt 100.000 tỷ đồng: Đừng tự “đẩy” mình vào con đường “mắc nợ”

    11:00, 28/03/2020

  • Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Lập Tổ công tác thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng

    Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Lập Tổ công tác thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng

    10:42, 02/04/2020

Đã đến lúc phải dừng lại ngay sự đầu tư vung vít từ nguồn tiền chắt chiu bằng mồ hôi, công sức của nhân dân. Trong một số lĩnh vực, rất cần thiết tăng cường, thậm chí là thay thế bằng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.

Không phải vì tư nhân tham gia thì không có thua lỗ, nhưng khi đầu tư bằng đồng tiền xương máu của họ, chắc chắn dự án phải có sự tính toán kĩ càng các yếu tố cần và đủ, sẽ không có sự “vung tay áo, đốt nhà táng” và dự án sẽ có hiệu quả hơn.

"Của đau, con xót"

VinFast (Tập đoàn Vin Group) đang cho thấy một chiến lược bài bản và bước đầu có hiệu quả trong cách làm xe. Hàng chục năm qua, khi kỳ vọng ngành công nghiệp ôtô nội địa Việt Nam vẫn còn dang dở, sự xuất hiện của VinFast được các chuyên gia đánh giá là bước “đột phá”.

Riêng về xe máy điện và điện thoại thông minh, hiện nay 2 sản phẩm này đang được nhiều người dân tin dùng và đánh giá cao.

Ngày 30/12/2018, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã chính thức khai trương. Đây là Cảng hàng không quốc tế đầu tiên của Việt Nam do tư nhân là Tập đoàn Sun Group đầu tư với tổng số vốn lên tới 7.700 tỷ đồng theo hình thức BOT, được phê duyệt là Cảng hàng không cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và là sân bay quân sự cấp II.

Chủ đầu tư sân bay này chỉ mất hơn 2 năm để hoàn tất một Cảng hàng không thuộc loại hiện đại và quy mô bậc nhất việt Nam. Trong khi đó, điều kiện thi công Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn khó khăn hơn nhiều so với các sân bay khác.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được cho là

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được cho là "kỳ tích" tạo bởi một Tập đoàn kinh tế tư nhân mang tên Sun Group

TS Cao Duy Tiến là trưởng nhóm chuyên gia (Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng) chia sẻ, “điều tôi ấn tượng nhất là chủ đầu tư tiếp thu và hoàn thiện các hạng mục rất nhanh, với một tinh thần trách nhiệm cực kỳ cao. Có những hạng mục, theo tiêu chuẩn chỉ cần đạt một tỷ lệ nhất định, nhưng để chắc chắn, họ đã làm vượt trên cả mức một trăm phần trăm”.

“Các dự án của nhà nước thường phát sinh vốn. Mà khi phát sinh vốn thì phải có chủ trương đã, rồi phê duyệt chủ trương đó, rồi mới đến đấu thầu…mất bao nhiêu khâu và mất bao nhiêu là thời gian. Còn tư nhân, chỉ cần trong phạm vi thẩm quyền và tài chính trong tầm kiểm soát thì yêu cầu đưa ra hôm trước, đến ngày hôm sau họ thực thi luôn. Chỉ có như vậy tiến độ mới nhanh được”, TS Tiến nói.

Thực tế đã quá rõ ràng, bài học đã quá thấm thía. Cần phải chấm dứt những "nỗi đau nghìn tỷ". Và hơn bao giờ hết cần dang rộng vòng tay, chào đón các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân giàu hoài bão, nhiều quyết tâm đang muốn dùng nội lực tài chính, kinh nghiệm và tài năng của chính họ để tạo nên những dấu ấn tốt đẹp cho sự phát triển của đất nước...

Lê Cường