Hải Phòng: Doanh nghiệp logistics đã sẵn sàng đón “mùa vàng” sau đại dịch?

Trung Thành 14/04/2020 03:55

Sau đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ “bật” trở lại, dự báo đây sẽ là cơ hội vàng cho logistics.

"Ăn cháo hơn…nhịn đói"

Ông Nguyễn Công Thắng – Trưởng phòng kinh doanh của hãng vận tải biển GLS (đây là hãng tàu chuyên chạy tuyến nội địa) cho biết, từ khi dịch cúm COVID-19 hoành hành, hoạt động vận tải của hãng giảm đến 40% công suất. Trước đây, mỗi tuần đơn vị có từ 1 đến 2 chuyến tàu chạy Tp. HCM đi Hải Phòng và ngược lại thì nay phải khoảng 10 ngày mới có 1 chuyến.

“Èo uột” hơn là các tuyến vận tải biển quốc tế. Ông Bùi Mạnh Cường – Công ty TNHH vận tải biển Hùng Cường (Hải Phòng) cho biết hiện nay các chuyến quốc tế chủ yếu chạy…cầm chừng vì nguồn hàng khan hiếm.

Vận tải biển vẫn là bức tranh sáng màu trong đại dịch

Các loại hình logistics đều gặp những khó khăn do đại dịch COVID-19

Dẫu vậy, trong bức tranh chung “nhà nhà thất nghiệp, người người mất việc” giữa lúc đại dịch thì vận tải biển vẫn đang còn được xem là có việc để làm hơn là không.

Đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho thấy, dù có tác động của dịch COVID-19 nhưng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trên cả nước không bị tác động nhiều, vẫn có xu hướng tăng.

lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam quý 1/2020 đạt hơn 159 triệu tấn, tăng 8,4% so với

Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam quý 1/2020 đạt hơn 159 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái

Cụ thể, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam quý 1/2020 đạt hơn 159 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khác với vận tải đường biển, vận tải hàng hóa đường bộ vốn dĩ đã bết bát từ nhiều năm nay. Tuy nhiên trong khi các ngành bị lao dốc thì vận tải đường bộ xem ra vẫn bình chân như vại. Theo Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng bị sụt giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu ở hầu hết các tuyến vận tải biên giới Trung Quốc bị đình trệ. 

Trong khó khăn chung, vận tải đường bộ ít khó khăn hơn cả

vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng bị sụt giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu ở hầu hết các tuyến vận tải biên giới Trung Quốc bị đình trệ. 

Trong khảo sát vừa qua của Hiệp hội Logistics Việt Nam lấy ý kiến các doanh nghiệp về những khó khăn, thiệt hại do dịch COVD-19 gây ra. Theo đó, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều đang bị ảnh hưởng doanh thu trung bình giảm từ 10% - 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, dự báo cho thấy năm nay, do đại dịch mà ngành Logistics Việt Nam cũng sẽ giảm tỷ lệ  tăng trưởng từ 20-30% so với cùng kỳ.

Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng khá nặng nề, tuy nhiên xét về bố cục chung thì logistics được đánh giá là vẫn còn “dễ thở” hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác khi bị tê liệt hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh thu logistics có thể giảm tới 50% vì COVID-19

    Doanh thu logistics có thể giảm tới 50% vì COVID-19

    11:00, 17/03/2020

  • Doanh nghiệp logistics cần phòng chống dịch cao hơn các khu vực khác

    Doanh nghiệp logistics cần phòng chống dịch cao hơn các khu vực khác

    11:02, 03/03/2020

  • [Triển vọng ngành 2020] Ngành cảng biển và logistics: Cạnh tranh ngày càng gia tăng

    [Triển vọng ngành 2020] Ngành cảng biển và logistics: Cạnh tranh ngày càng gia tăng

    01:13, 15/01/2020

Đón “mùa vàng” sau dịch

Theo nhiều chuyên gia phân tích, sau khi kết thúc đại dịch COVID-19, ngành logistics sẽ “tỏa sáng” khi chuỗi cung ứng toàn cầu phục hồi trở lại. Đây sẽ là cơ hội cho ngành logistics gặt hái.

Tuy nhiên, theo ông Lê Duy Hiệp, hiện chưa biết dịch khi nào mới kết thúc nên không thể đưa ra dự báo, chưa kể là dịch diễn biến khó lường. Hiện, các doanh nghiệp logistics vẫn đang cố gắng nắm bắt cơ hội để tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng. Ngay từ khi bắt đầu dịch, các doanh nghiệp đã lên kế hoạch duy trì kinh doanh nhằm vừa chống dịch, vừa không để kinh doanh dịch vụ bị đình trệ. “Nói chung các doanh nghiệp logistics đang chuẩn bị tốt nhất các phương  án để chuẩn bị cho các chuỗi cung ứng trên toàn cầu hoạt động trở lại” – ông Hiệp nói.

Hiện, các doanh nghiệp logistics vẫn đang cố gắng nắm bắt cơ hội

Hiện, các doanh nghiệp logistics vẫn đang cố gắng nắm bắt cơ hội để tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng

Dẫu là mùa vàng như nhiều chuyên gia nhận định, hiện nay các doanh nghiệp logistics trong nước có quy mô nhỏ. Phần lớn chuỗi cung ứng “ngon ăn” đều rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại.

Dù hàng hóa thông qua cảng vẫn duy trì mức tăng trưởng, tuy nhiên một thực tế là hầu hết lượng hàng hoá thông qua cảng biển ở Việt Nam lại không được vận tải bởi đội tàu Việt Nam. Bởi rất nhiều hàng hoá được đóng trong container, và đây là loại hàng hầu như chỉ có đội tàu nước ngoài đảm nhận.

Với hàng rời xuất khẩu cần nhiều tàu lớn thì hiện tại đội tàu Việt Nam không thể tiếp cận được do giá cước rất cạnh tranh và các đội ngũ khai thác của Việt Nam không thể kiếm được hàng cho việc nối tuyến hay chiều ngược lại. Cũng có những mặt hàng đặc thù yêu cầu tàu chuyên dụng như dăm gỗ Việt Nam đang xuất khẩu nhiều triệu tấn mỗi năm thì Việt Nam mới chỉ có vài tàu do doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ tự đầu tư. Do vậy, hàng triệu tấn hàng xuất khẩu mỗi tháng hầu hết là do đội tàu các nước Trung Quốc, Nhật và Châu Âu đảm nhận.

một thực tế là hầu hết lượng hàng hoá thông qua cảng biển ở Việt Nam lại không được vận tải bởi đội tàu Việt Nam

Một thực tế là hầu hết lượng hàng hoá thông qua cảng biển ở Việt Nam lại không được vận tải bởi đội tàu Việt Nam (Nguồn ảnh: TTXVN)

Đối với vận tải đường bộ, sự tham gia của doanh nghiệp ngoại sâu. Dù chiếm đến 70% khối lượng vận chuyển hàng hóa nhưng đường bộ cũng đang “thở ô xy” trong nhiều năm nay. Rất nhiều kỳ vọng sau đại dịch, vận tải hàng hóa đường bộ sẽ được sang trang như thời kỳ hoàng kim cách đây 5 – 6 năm về trước.

Ông Đặng Thế Phương- Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, ngành logistics của Hải Phòng hiện nay đang hoạt động với 70% công suất do ảnh hưởng COVID-19. Lượng xe container phục vụ cho xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng theo.

Miếng bánh mà ít có bàn tay của các doanh nghiệp ngoại nhúng vào là vận tải đường bộ

Miếng bánh mà ít có bàn tay của các doanh nghiệp ngoại nhúng vào là vận tải đường bộ

“Trước kia chưa bị ảnh hưởng của đại dịch ngành vận tải Hải Phòng luôn đáp ứng được số lượng xe, nhiều lúc còn dư những số lượng lớn nằm chờ vì không có hàng. Dự báo sau khi hết dịch số lượng hàng hoá thông qua cảng sẽ tăng mạnh nhưng với số lượng xe hiện tại của các doanh nghiệp vận tải Hải Phòng khoảng 14.000 đầu xe. Do vậy, sẽ đáp ứng đủ nếu lượng hàng tăng cao đột biến sau đại dịch” – ông Phương cho biết.

Trung Thành