Doanh nghiệp Hà Nội đề xuất phương án vừa sản xuất vừa chống dịch
Nhiều doanh nghiệp Thủ đô đề xuất thành phố tính phương án “nới rộng” cách ly, để doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ bắt tay phục hồi dần dần sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Giám đốc CTCP Việt phúc (VPEXCO) chia sẻ, dịch bệnh đã tác động nặng nề tới doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay, dù đã có dấu hiệu giảm, nhưng diễn biến dịch vẫn phức tạp, chưa thể đoán khi nào dịch mới hết.
"Nới" cách ly để dần sản xuất
Tuy nhiên, Giám đốc CTCP Việt phúc nhấn mạnh, sản xuất không thể cứ dừng mãi. Do đó, bà Hương đặt vấn đề “doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch”.
Bà Hương đề xuất, sắp tới TP tính phương án “nới rộng” cách ly, để doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ bắt tay phục hồi dần dần sản xuất.
“Thành phố cần có hướng dẫn cụ thể, đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn phòng dịch để các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động thực hiện nghiêm ngặt. Cụ thể, như người lao động phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đeo kính giọt bắn, khử khuẩn toàn thân, khử khuẩn môi trường làm việc...”, Giám đốc VPEXCO đề xuất.
Cùng quan điểm, đại diện Tập đoàn Hòa Phát kiến nghị tạo điều kiện lưu thông vận chuyển hàng hóa để khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, đề nghị TP kiến nghị với Chính phủ có cơ chế đặc thù để chuyên gia nhập cảnh Việt Nam trên tuân thủ đúng quy định cách ly và phòng chống dịch bệnh, để tạo điều kiện cho các dự án cần chuyên gia được thực hiện đúng tiến độ, nhất là các dự án về công nghệ.
Trước đó, Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga cũng đề xuất thành phố nhanh chóng cho phép mở cửa lại các khách sạn, sân gold nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch (giữ khoảng cách, sát khuẩn, đeo khẩu trang).
Có thể bạn quan tâm
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ: "Hà Nội sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư"
15:17, 16/04/2020
Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị "nới" thời gian giãn thuế cho doanh nghiệp
16:25, 16/04/2020
"Ngõ chợ" Hà Nội kẻ vạch giữ khoảng cách 2m khi mua hàng để phòng COVID-19
11:19, 16/04/2020
Hà Nội: Lập quy hoạch đồng bộ Công viên nước Hồ Tây và Công viên Mặt Trời Mới
06:30, 16/04/2020
[COVID-19] Thủ tướng đồng ý để Hà Nội, TP HCM và 10 địa phương có nguy cơ cao "cách ly xã hội" đến 22/4
17:45, 15/04/2020
Hà Nội đề xuất thực hiện Chỉ thị số 16 đến 30/4
10:43, 15/04/2020
Phân loại doanh nghiệp để ưu tiên hỗ trợ
Đặc biệt, đối với gói hỗ trợ ưu đãi lãi suất gần 300.000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại, bà Nguyễn Thị Lan Hương đề nghị, ngành ngân hàng phân loại các nhóm bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đưa ra tiêu chí cụ thể đúng với ý nghĩa cứu trợ và cho triển khai trong tháng 4/2020.
Đối với các khoản vay đã có, cần có các biện pháp giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ bằng các tiêu chí cụ thể các doanh nghiệp bị ảnh hưởng duy trì qua khó khăn.
“Hiện nay, lãi suất ngân hàng giảm 1,5%, xuống còn 6,5 – 7%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng mức này vẫn là quá cao so với khu vực, do vậy, mong lãi suất ngân hàng giảm hơn nữa cho doanh nghiệp”, Giám đốc VPEXCO đề xuất.
Cùng quan điểm về việc phân loại các doanh nghiệp, ông Nguyễn Đăng, Tổng thư ký Hội DN trẻ Hà Nội chia sẻ, các doanh nghiệp của Hiệp hội cho biết khó khăn tập trung vào 3 nhóm vấn đề là tài chính, nhân sự và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vận hành.
Hội mong muốn có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, ân hạn nợ vay cho doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo việc tránh xung đột lợi ích do Ngân hàng cũng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Đồng thời, đề xuất đưa ra các chính sách giảm, miễn lãi vay hoặc lãi vay về mức dưới 5%, các mức áp dụng cho các doanh nghiệp tùy mức độ ảnh hưởng trong giai đoạn khó khăn phòng chống dịch về mức dưới 5%.
Đẩy nhanh hơn quy trình xử lý các thủ tục hành chính có ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người dân, tránh việc quy trình xét duyệt, giải quyết quá lâu làm doanh nghiệp không đủ lực để tồn tại.
Hàng loạt các kiến nghị từ Hội doanh nghiệp trẻ được đưa ra như Hỗ trợ giảm 50% lãi suất ngân hàng cho các khoản vay đến kỳ trả lãi tháng 4, 5, 6 năm 2020 (đề xuất 50% này sẽ được Nhà nước hỗ trợ 25%, ngân hàng giảm 25%) nhằm kích thích nền kinh tế sau đỉnh của dịch. Hỗ trợ doanh nghiệp 50% lãi vay ngân hàng (không phải ngân hàng chính sách) trong tháng 4, 5 và 6 năm 2020 khi vay với mục đích trả lương cho người lao động (khống chế mức lãi vay không quá 7%/năm).
Tính từ thời điểm dịch COVID-19, nếu doanh nghiệp bị vi phạm thời gian trả nợ thì ko bị tính vào “uy tín tín dụng” của doanh nghiệp.
Hội cũng đề nghị cơ quan thuế cho hoãn, giảm hoặc miễn giảm một số loại thuế, phí phải nộp và thời gian nộp, tùy theo mức độ bị ảnh hưởng của từng lĩnh vực, ngành nghề, cụ thể: Đối với các loại thuế, phí đã có hướng dẫn về miễn, giảm, hoãn, đề nghị cục thuế địa phương có hướng dẫn chi tiết, cụ thể, kịp thời đến các doanh nghiệp; sớm thực hiện việc hoàn thuế cho Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Miễn VAT, thu nhập doanh nghiệp trong 3 tháng 4, 5, 6 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số thu từ các doanh nghiệp này không lớn, nhưng lại là nơi tạo ra công ăn việc làm chính cho xã hội. Không phải dãn, mà miễn luôn.
Giãn nộp thuế VAT 12 tháng của quý 1, quý 2 năm 2020 và sẽ thu lại trong năm 2021, không tính chậm nộp (loại trừ những ngành nghề không bị ảnh hưởng) đối với những doanh nghiệp còn lại.
Có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như hỗ trợ giảm thu nhập hoặc mất việc làm thông qua Quỹ bảo hiểm xã hội. Việc này sẽ gián tiếp giúp cho doanh nghiệp giữ nguồn lao động khi người lao động vẫn đủ sinh kế cá nhân trong giai đoạn này. Doanh nghiệp cũng giảm nhẹ phần nào gánh nặng thoả thuận và chăm lo cho người lao động....