Thời hạn áp giá mới cho điện mặt trời: Thách thức lớn với nhiều chủ đầu tư
Giá điện mặt trời mới đã chính thức được ban hành. Tuy nhiên thời hạn mới áp dụng lại là thách thức lớn với nhiều chủ đầu tư khi chỉ có 7 tháng triển khai dự án...
Theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 thì dự án hoặc một phần dự án đó được áp dụng Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện.
Cụ thể, 1783 đồng/kWh tương đương 7,69 UScent/kWh đối với dự án điện mặt trời nổi và 1644 đồng /kWh tương đương 7,09 UScent/kWh đối với các dự án điện mặt trời mặt đất; 1943 đồng/kWh tương đương 8,38 UScent/kWh đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Mặc dù với Quyết định 13 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư điện mặt trời về mức giá. Song các nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn về thời gian của Quyết định này, quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, dễ dẫn đến nảy sinh tiêu cực và lãng phí nguồn lực xã hội.
Trước sự băn khoăn này Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất giải pháp.
Theo phản ảnh từ Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TP.HCM, cho rằng với thời gian như trong biểu giá thì từ nay đến cuối năm là quá ngắn để kịp tiến độ thi công trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, điều kiện lắp trên cao khó khăn và miền Nam lại bước vào mùa mưa.
Không những gia hạn thời gian cho điện mặt trời áp mái, cần có chính sách lâu dài hơn hoặc có thời gian nhất định, rõ ràng hơn cho phát triển điện mặt trời áp mái này 6 tháng trước khi giá theo quyết định 13 hết hiệu lực.
Cơ chế giá mới được nhiều doanh nghiệp chờ đợi để có cơ sở tính toán triển khai dự án. Tuy nhiên, thời hạn đặt ra trong quyết định mới khiến một số doanh nghiệp lo ngại về khả năng triển khai kịp thời hạn để hưởng mức giá FIT trên. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang làm trì trệ nhiều hoạt động, có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
Để giúp ngành điện mặt trời phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị, đóng góp cho xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp tham gia cho rằng cần gia hạn thời gian cho điện mặt trời áp mái và có lộ trình rõ ràng về cơ chế, chính sách cho phân khúc này. Cụ thể, có cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) và đơn giá, hợp đồng truyền tải; hoàn thiện cơ chế đấu thầu với các dự án được chấp thuận chủ trương sau ngày 24/11/2019 và cơ chế đảm bảo minh bạch trong đấu thầu và áp dụng kinh nghiệm của các nước khác.
Có thể bạn quan tâm
Biểu giá bán điện mặt trời mới: Doanh nghiệp ở thế "tiến thoái lưỡng nan"
11:00, 20/04/2020
Đầu tư điện mặt trời đang sôi động trở lại
17:00, 15/04/2020
Điện mặt trời: Chính phủ chốt giá mua, cuộc chạy đua đầu tư sắp trỗi dậy
03:15, 08/04/2020
[THỜI SỰ NGÀY 8/4] Lấp "khoảng trống" chính sách cho giá mua điện mặt trời
01:38, 08/04/2020
Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh sẽ chính thức vận hành từ tháng 06/2020
07:20, 16/03/2020
Theo ông Lê Vĩnh, Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6, mức giá FIT 2 được đưa vào như một hình thức chạy theo các nhà đầu tư, các dự án. Thì thời gian tới, cần có một cơ chế dài hơi hơn, vì với thời gian còn lại ngắn như vậy, với số lượng các dự án đầu tư còn nhiều thì không biết rằng, EVN và các bộ, ngành sẽ lại chạy theo câu chuyện giải tỏa công suất như thế nào ?
Cũng theo ông Phan Đình Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Solartech, thời gian quá ngắn, thực tế với độ trễ của các đơn vị thì chỉ còn tối đa 5-6 tháng thì liệu sang năm sau giá tăng hay giảm, sẽ ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.
Trong lúc thị trường rơi vào “vùng trũng” thông tin và chờ quyết định giá mới, vẫn có các chủ đầu tư đã chuẩn bị sẵn thiết bị, chấp nhận “luật chơi”, vừa đợi vừa làm.
Theo ghi nhận của Diễn đàn Doanh nghiệp, một số dự án đang được gấp rút triển khai. Cuối tuáng 3 vừa qua, Hội đồng Quản trị Công ty Super Energy Corporation Company Limited (Super Energy) của Thái Lan đã gửi thư tới Ủy ban Chứng khoán Thái Lan thông báo về quyết định sẽ chi không quá 456,7 triệu USD để đầu tư vào 4 dự án nhà máy điện mặt trời, gồm Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW) tại tỉnh Bình Phước (Việt Nam).
Trước đó, khi thông qua khoản đầu tư này trong phiên họp ngày 25/3/2020, Hội đồng Quản trị của Super Energy đã nhận định, các dự án trên sẽ giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trong kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
Hồi đầu tháng 3, tập đoàn Hà Đô đã xúc tiến nhà máy điện mặt trời Infra 1 (Ninh Thuận) theo tiến độ hoàn thành vào tháng 7.2020.Dự án có công suất 50MW với tổng vốn đầu tư hơn 1.100 tỉ đồng và là dự án điện mặt trời thứ 2 của Hà Đô trong lĩnh vực năng lượng, sau nhà máy Hồng Phong 4 đã phát điện tháng 6.2019.
Tập đoàn Sao Mai hiện vận hành hai nhà máy điện mặt trời tại An Giang và Long An cũng cho biết với quyết định mới này nút thắt đã được cởi bỏ để họ yên tâm sản xuất và gia tăng nguồn thu ổn định. Đơn vị này cũng cho biết kế hoạch mở rộng đầu tư thêm nhà máy điện mặt trời tại Đăk Lăk với công suất 700MW, tại Bến Tre công suất 60MW, Kiên Giang có công suất 200MW trong thời gian tới.