[PCI 2019] Hơn 40% doanh nghiệp khẳng định “chi trả hoa hồng” là cần thiết để có cơ hội thắng thầu

Thy Hằng-Huyền Trang; Ảnh: Quốc Tuấn 05/05/2020 13:54

Năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “chi trả ‘hoa hồng" là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” chỉ còn là 41,2%, tục giảm so với con số 48,4% của năm 2018 và mức 54,9% của năm 2017.

Sáng 5/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019.

Tại lễ công bố hôm nay, đại diện nhóm nghiêm cứu, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết kết quả điều tra PCI 2019 tiếp tục ghi nhận những phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về nỗ lực phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức của các địa phương.

Kết quả PCI - 2019 như cánh chim báo tin vui về những xu hướng tích cực trong cải cách ở cấp địa phương của Việt Nam, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ này của Đại hội Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Lễ Công bố PCI - 2019 được tổ chức sáng nay (5/5) tại Hà Nội.

Vẫ tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu doanh nghiệp

Dẫn nguồn thống kê PCI, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại “tình trạng chạy án” là phổ biến trong hoạt động tố tụng qua tòa án chỉ còn 21,6%, giảm đáng kể từ con số 31,6% của năm 2017 và 28,8% của năm 2018.

Năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “chi trả ‘hoa hồng" là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” chỉ còn là 41,2%, giảm so với con số 48,4% của năm 2018 và mức 54,9% của năm 2017.

Năm 2019 có 54,1% doanh nghiệp phản ánh về việc tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ nhà nước địa phương giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm so với con số 58,2% của năm 2018.

Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn.

Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn.

Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong Điều tra PCI 2019 chỉ là 53,6%, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.

Nếu so với con số 70% doanh nghiệp phản ánh phải trả chi phí không chính thức vào năm 2006, thì con số 53,6% của năm 2019 cho thấy đã có bước tiến lớn trong nỗ lực của chính quyền các địa phương. Dù vậy, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng dường như vẫn còn không ít thách thức.

Nếu nhìn vào mục tiêu của Chính phủ đã đặt ra tại Nghị quyết 139/2018 về việc ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp là “đến năm 2020, giảm một nửa tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành phải chi trả chi phí không chính thức theo Khảo sát PCI”20, thì rõ ràng chính quyền các cấp cần tiếp tục có thêm các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.

Doanh nghiệp phải trả hoa hồng để đẩy nhanh thủ tục đất đai

Một số lĩnh vực cần có các chuyển động mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai sau khi giảm từ mức 32% của năm 2017 xuống còn 30,8% của năm 2018, thì lại gia tăng lên mức 36% của năm 2019.

Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra sau khi đã giảm ấn tượng từ con số 51,9% của năm 2017 xuống còn 39,3% của năm 2018, thì kết quả năm 2019 vẫn xung quanh mức này (39,3%).

PCI là tiếng nói của khu vực kinh tế tư nhân là

PCI là tiếng nói của khu vực kinh tế tư nhân là "cánh chim không mỏi" của tinh thần cải cách trong việc truyền tải những thông điệp.

Tỷ lệ doanh nghiệp phải chi trả trên 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức năm 2019 là 7,5%, tăng nhẹ so với con số 7,1% của năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Hành trình 15 năm PCI tại Việt Nam

    13:13, 05/05/2020

  • PCI 2019: Nhóm các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xếp hạng “bèo bọt”

    12:12, 05/05/2020

  • [PCI 2019] Môi trường kinh doanh Việt Nam khá sáng!

    12:03, 05/05/2020

  • [PCI 2019] Lần đầu tiên sau 10 năm, dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI "đảo chiều"

    11:47, 05/05/2020

Báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Với sự tham gia của gần 12.500 doanh nghiệp, PCI là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về mức độ cải cách trên từng lĩnh vực điều hành, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Đặc biệt, lần đầu tiên báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.

Chỉ số PCI 2019 là kết quả tính toán theo thang điểm 100 của điểm số tổng hợp có trọng số của 10 chỉ số thành phần thể hiện đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế tại các lĩnh vực có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.12 Hình 1.2 trình bày bảng xếp hạng PCI 2019 với điểm số được sắp xếp từ cao đến thấp và Hình 1.3 thể hiện chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố dưới dạng bản đồ PCI của cả nước.

Thy Hằng-Huyền Trang; Ảnh: Quốc Tuấn