“Phố Đông” - “Cánh cửa cải cách mới”: Động cơ thúc đẩy tăng trưởng
LTS: Khu đô thị sáng tạo phía Đông được kỳ vọng là hạt nhân thúc đẩy kinh tế TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên những nền tảng có sẵn.
Muốn có một sự phát triển đặc biệt thì phải có những cách làm đặc hiệu và những chính sách đặc thù.
Gần 10 năm trước đây, TP. Hồ Chí Minh cũng đã từng đưa ra ý tưởng “thành phố trong thành phố” khi đề xuất đến việc tạo cơ chế cho bốn “thành phố” Đông - Tây - Nam - Bắc, mà mỗi “thành phố” có một chính quyền đô thị riêng, trực thuộc chính quyền đô thị TP HCM, được thiết kế theo hướng phân cấp mạnh, tăng thẩm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm để tạo một cơ chế phát triển chủ động và độc lập.
Cần một tư duy thực sự mới
Việc đề xuất mô hình “thành phố mới” nhằm tăng tốc và đẩy mạnh phát triển một khu vực hay một quốc gia đã được sử dụng từ rất lâu vì đô thị luôn được xem là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng và bứt phá kinh tế hữu hiệu. Tuy nhiên, cả một hệ thống chính sách mới được đi kèm với những chiến lược phát triển hay cơ chế quản lý đặc thù, được thiết lập riêng, thậm chí chấp nhận sửa đổi cả khung pháp lý, nhằm tạo nên một nền tảng riêng biệt cũng như một sự “tự do” nhất định thông qua một số “đặc quyền” mà các thực thể này có được.
Do đó, “thành phố phía Đông” phải được xem là một “đô thị mới”, nghĩa là như một thành phố hoàn chỉnh, đầy đủ các thành phần không gian đô thị và hệ thống quản lý hành chính tương ứng - một “thành phố con” được phát triển tương đối độc lập dựa trên sự hỗ trợ tối đa của “thành phố mẹ”.
Bản thân TP HCM hiện nay, trong nhiều phân tích và nghiên cứu nước ngoài, đã được gọi là metropolis, với nghĩa nguyên gốc là “thành phố mẹ” hay “mẫu đô”, mà trong tiếng Việt chúng ta vẫn hay dịch là “siêu đô thị” - một khái niệm để chỉ các thành phố có quyền lực có thể chi phối quốc gia, khu vực hay toàn cầu.
Tất nhiên, khi đã được xem là một “đô thị mới” thì tất cả các công tác quy hoạch của thành phố, trong đó có quy hoạch xây dựng, quy hoạch không gian đô thị cũng phải thực sự mới, dựa trên những tư duy về đô thị tương lai của thế kỷ XXI, xu hướng toàn cầu hóa cùng các nền tảng trí tuệ và thông minh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Đây cũng có thể được xem là một trường hợp “đặc biệt” đầu tiên trong hệ thống quy hoạch đô thị Việt Nam.
Bài học từ Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc
Có thể nhìn ngay vào hàng xóm của chúng ta là Trung Quốc với kỳ tích phát triển và mở cửa Phố Đông - khu vực bờ đông sông Hoàng Phố của Thượng Hải khi được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào năm 1990.
Với Phố Đông, Thượng Hải đã biết nắm bắt cơ hội lịch sử để thể hiện mình chỉ trong một thập niên cuối thế kỷ XX và trở thành con át chủ bài của Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc. Kế hoạch phát triển Lục Gia Thủy và những thành công bước đầu của nó đã mở ra một không gian mới cho vấn đề quy hoạch thành phố gồm ba khía cạnh.
Thứ nhất, không chỉ những quan điểm truyền thống, mà chính quyền sẵn sàng sử dụng những tư tưởng tốt đẹp và phù hợp đất nước từ thế giới bên ngoài để áp dụng và hoàn thiện kế hoạch phát triển Phố Đông.
Thứ hai, các kiến trúc mới của Phố Đông, kết hợp với những kiến trúc hiện hữu của Phố Tây, tạo nên tinh thần “Đông-Tây kết hợp, cùng nhau phát triển”.
Thứ ba, nơi đây dành ra một số vị thế đẹp nhất để làm mảng xanh thể hiện quan điểm một thành phố hiện đại cần sự phát triển hài hòa giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên.
Như vậy bốn khu của Phố Đông trở thành những chìa khóa quan trọng để Trung Quốc có thể đối thoại với nền kinh tế thế giới. Hiện Phố Đông đang có thêm khu thứ năm là Khu phát triển nông nghiệp hiện đại Tôn Kiều.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Xây dựng nói gì về Đề án thành lập thành phố phía Đông TP.HCM?
04:00, 11/05/2020
Vì sao đề xuất Thành phố phía Đông TP.HCM liên tục bị "vướng"?
07:00, 06/05/2020
Chưa đủ cơ sở pháp lý để thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TP. HCM
22:53, 01/05/2020
Bộ Xây dựng: Chưa đủ cơ sở pháp lý thành lập thành phố phía đông TP.HCM
17:15, 29/04/2020