Kiềm chế áp dụng phi thuế quan không cần thiết
Đây là một phần nội dung quan trọng trong kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19, ngày 4/6.
Kế hoạch hành động này sẽ được thực hiện theo các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên ASEAN theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 và các Hiệp định khác của WTO.
Kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 và các Hiệp định nội khối ASEAN khác như Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, Khung Thuận lợi Thương mại ASEAN, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và các Hiệp định ASEAN có liên quan khác. Kế hoạch hành động này không tạo ra bất kỳ quyền lợi hay nghĩa vụ nào thuộc luật quốc tế.
Đảm bảo dòng lưu chuyển mặt hàng thiết yếu
Các nước thành viên ASEAN sẽ đảm bảo dòng lưu chuyển của các mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến việc ứng phó dịch COVID-19, thúc đẩy chia sẻ thông tin kịp thời giữa các nước Thành viên ASEAN về những biện pháp thương mại áp dụng với các sản phẩm và vật tư thiết yếu. Các nước Thành viên ASEAN sẽ thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất trong việc ứng phó COVID-19 và thực hiện các sáng kiến cũng như các nỗ lực giảm thiểu rủi ro để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm bao gồm dịch bệnh COVID-19.
Kiềm chế áp dụng các biện pháp phi thuế quan không cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Bao gồm việc cân nhắc không áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lên các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu khác đối với các nước thành viên ASEAN phù hợp với quy định tại Điều XI Hiệp định GATT 1994, nhằm mục đích ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ngoại trừ theo quy định tại Khoản 2 (a) Điều XI Hiệp định GATT và các quy định khác của WTO.
Kịp thời thông báo tất cả các nước thành viên ASEAN, thông qua Ban Thư kí ASEAN về các biện pháp liên quan đến thương mại, bao gồm việc áp dụng hay dỡ bỏ các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lên các hàng hóa thiết yếu, như thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu khác nếu cần thiết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu địa phương và sức khỏe cộng đồng đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Đồng thời kịp thời công bố và cập nhật những biện pháp này để đảm bảo tính minh bạch.
Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN để đảm bảo an ninh các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu khác trong ASEAN, trên cơ sở nỗ lực tốt nhất, bằng cách thông báo cho các nước thành viên khác, ngay khi có thể, trong trường hợp sản xuất dư thừa.
Thúc đẩy chia sẻ thông tin và kinh nghiệm tốt nhất ứng phó với dịch bệnh, hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp và nỗ lực hợp tác khu vực công – tư để đối phó với những thách thức mà cộng đồng kinh tế, doanh nghiệp khu vực phải đối mặt.
Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển và quá cảnh các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu khác theo đường bộ, đường biển, đường hàng không và tại các điểm trung chuyển hàng hóa trong khi đảm bảo tuân thủ các quy định của mỗi bên về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đối với những hàng hóa thiết yếu này.
Tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương các nước có chung đường biên giới để đưa ra giải pháp thông quan hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch và phù hợp với luật pháp của mỗi bên.
Xúc tiến công tác giải phóng các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các vật tư thiết yếu khác tại các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, bao gồm áp dụng hoặc duy trì, nếu thích hợp, những thủ tục tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa và những thủ tục cho phép nộp sớm những tài liệu nhập khẩu dưới dạng điện tử, trong phạm vi cho phép theo quy định của luật pháp mỗi bên, nhằm mục đích bắt đầu xử lí các thủ tục trước khi sản phẩm cập cảng.
Kết nối chuỗi cung ứng dài hạn
Các nước thành viên ASEAN sẽ đảm bảo việc ứng phó với dịch bệnh COVID-19 không chỉ ngắn hạn. Đại dịch COVID-19 đã làm lộ rõ điểm yếu của chuỗi cung ứng khu vực. Do đó, cần nỗ lực tăng cường kết nối chuỗi cung ứng theo hướng dài hạn.
Cụ thể, hợp tác với những đối tác ngoại khối để tăng cường khả năng phục hồi và bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực bao gồm thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ để cải thiện dòng chảy thương mại và đầu tư trực tiếp trong khu vực, và để ít bị ảnh hưởng trước những cú sốc nội khối và ngoại khối tương tự như dịch bệnh COVID-19.
Tận dụng công nghệ để đưa ra một cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp ứng phó với những thách thức kinh tế như dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả.
Khuyến khích chia sẻ thông tin và kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh ứng dụng các công nghệ mới, các hệ thống hoặc cơ chế thuận lợi hóa thương mại như các nền tảng trực tuyến, hợp lý hóa các quy trình, việc thực hiện các chương trình hoặc các chính sách hỗ trợ thương nhân, nhà nhập khẩu và các nhà cung cấp để đảm bảo dòng chảy hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.
Dựa trên những nền tảng thuận lợi thương mại hiện có trong ASEAN để thúc đẩy và hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng và đảm bảo dòng hàng hóa, dịch vụ không bị gián đoạn, đồng thời nỗ lực tăng khả năng phục hồi khu vực, bao gồm thúc đẩy an ninh lương thực và an ninh năng lượng trong khu vực, và tạo môi trường thuận lợi hơn cho khả năng chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh.
Chủ động thuận lợi hóa thương mại để đảm bảo luồng hàng hóa giữa các nước thành viên ASEAN và nỗ lực tăng cường giải quyết các rào cản đối với dòng chảy của những hàng hóa thiết yếu, bao gồm dược phẩm, thực phẩm và những vật tư thiết yếu khác và dịch vụ.
Đẩy mạnh sự tham gia của các bên liên quan như các doanh nghiệp tư nhân trong việc góp phần củng cố chuỗi cung ứng theo đó tăng niềm tin đầu tư, cơ hội kinh doanh đồng thời tăng cường kết nối chuỗi cung ứng trong khu vực.
Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới, kinh tế kỹ thuật số và cung cấp các cơ chế để tạo thuận lợi cho việc thông quan và quy trình cho phép doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tiếp tục hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đồng thời đảm bảo kinh doanh có trách nhiệm, tuân thủ các quy định có liên quan của mỗi nước thành viên ASEAN, bao gồm các quy định vể nền tảng kỹ thuật số và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu cũng như duy trì khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên kinh tế số trong dài hạn.
Tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu để đánh thắng dịch bệnh COVID-19 và các tác động kinh tế của nó mà không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên ASEAN trong WTO.
Xác định và thực hiện các biện pháp/sáng kiến phù hợp để khẳng định Đông Nam Á là trung tâm thương mại và điểm đến đầu tư trong khu vực, bằng việc phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong ngành.
Tiếp tục triển khai Chương trình làm việc của ASEAN về thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp dùng công nghệ và kinh tế kỹ thuật số tiếp tục hoạt động.
Có thể bạn quan tâm