Cơ hội từ EVFTA: (Bài 1) Ngành dệt may cần “trở mình”

Tuấn Vỹ 15/06/2020 15:08

Có thể coi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là “công cụ” quan trọng để nâng cao thương hiệu sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Đây vừa là cơ hội, vừa là sức ép cho doanh nghiệp điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh, tiếp cận các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiệp định EVFTA là động lực, mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dệt may.

Để hòa nhập vào “sân chơi” mới, ngành dệt may cần có sự “trở mình” cần thiết để thích ứng.

Để hòa nhập vào “sân chơi” mới, ngành dệt may cần có sự “trở mình” cần thiết để thích ứng.

Định hướng để bứt phá

Thời gian khởi đầu, ngành dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, cạnh tranh nguồn nhân lực gia tăng do dịch chuyển nhà máy vào Việt Nam để né thuế làm chi phí nhân công tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp ngành dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, tận dụng đúng và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc xuất xứ, dự ước tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm đến có thể tăng 30-40%.

Theo bà Nguyễn Hồng Liên - Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần dệt may Huế hiện tại sản phẩm của Công ty xuất đi Châu Âu chiếm tỷ trọng rất thấp (dưới 5%). Tuy nhiên, hiện Công ty cũng đã có kế hoạch mở rộng đối tác tại thị trường này.

Với lợi thế thuế quan sẽ giảm (theo lộ trình), đặc biệt với đặc điểm của công ty có nhà máy sản xuất vải, đáp ứng được yêu cầu “quy tắc xuất xứ từ vải trở đi” sẽ là một lợi thế cạnh tranh của công ty trong thời gian đến. Định hướng công ty sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Âu cho các năm tới.” Bà Liên cho biết.

Theo bà Liên, một khi hiệp định có hiệu lực sẽ là lợi thế của công ty trong việc đàm phán với khách hàng. Dự kiến trong 5 năm tới Dệt may Huế sẽ phấn đấu đưa sản phẩm của mình xuất khẩu sang EU khoảng 15-20%. Bên cạnh đó, Công ty kiến nghị các ban, ngành cần hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn cung, đặt biệt là vải ở Việt Nam để có thể cùng phát triển tăng tỷ lệ xuất khẩu vào EU.” Bà Liên cho biết thêm.

Ông Nguyễn Hữu Vinh – Trưởng phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty CP Dệt may 29/3 nhận định điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần phải “trở mình”, thay đổi để bứt phá. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp muốn vào thị trường Châu Âu. Hiệp định sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn, sẽ có nhiều đối tác tìm đến để hợp tác hơn, có thêm nhiều đơn hàng, cũng như khách hàng tại Châu Âu có thêm nhiều sự lựa chọn, có thêm nhiều đơn hàng hơn. - ông Nguyễn Hữu Vinh nói.

Tận dụng cơ hội

Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của thế giới. Với Việt Nam, EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2, sau Mỹ.

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp chưa thể khai thác hết tiềm năng của thị trường này. Vì thế, việc thông qua EVFTA sẽ là cơ hội để mở rộng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường châu Âu.

Hiệp định EVFTA với qui tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải”, kết hợp với yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi” của Hiệp Định CPTPP là cơ hội để thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín của ngành để được hưởng ưu đãi về thuế quan và hình thành chuỗi cung ứng mới thay thế chuỗi cung ứng truyền thống phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tại Công Ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Hòa Thọ sang EU năm 2019 là 28 triệu Đô La Mỹ, chiếm 12% trong tổng số 240 triệu Đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu của toàn Tổng công ty trong năm. Sản phẩm chính xuất sang EU của Hòa Thọ là mặt hàng áo quần Bảo hộ lao động. Ngoài ra còn có áo Jacket, bộ Com-lê, quần và sợi chất lượng cao.

Ông Nguyễn Đức Trị - Chủ Tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám Đốc Công Ty cổ phần dệt may Hòa Thọ cho rằng quy tắc xuất xứ “ từ vải trở đi” của Hiệp định EVFTA vẫn là thách thức trong ngắn hạn đối với ngành dệt may Việt Nam.

Các doanh nghiệp dệt may lớn đều có lịch sử kinh doanh từ 20-30 năm trở lên, có kinh nghiệm sản xuất nhiều dòng sản phẩm may mặc, làm việc nhiều khách hàng ở các thị trường khác nhau với nhiều phương thức kinh doanh. Đó là điều kiện tốt của ngành dệt may hiện nay." - ông Trị cho biết.

Theo ông Trị, để tận dụng và thích ứng với EVFTA các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải chủ động đánh giá nhu cầu về sản phẩm,đặt muc tiêu để chọn mặt hàng có khả năng đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, kết nối các thành viên khác để hình thành nên chuỗi cung ứng có để đáp ứng yêu cầu về xuất xứ của EVFTA.

Môi trường kinh doanh tốt, chính trị ổn định, hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát tốt được dịch bệnh và đảm bảo được điều kiện kinh doanh đầy đủ cho các doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tăng thêm cơ hội để các thương hiệu, các khách hàng tin tưởng đến hợp tác với các doanh nghiệp ở Việt Nam" - ông Nguyễn Đức Trị nhìn nhận.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiệp định EVFTA:

    Hiệp định EVFTA: "Nút thắt" xuất xứ nguyên liệu đối với ngành dệt may

    05:40, 14/06/2020

  • "Liêu xiêu" vì COVID-19, EVFTA có "giải nguy" được cho ngành dệt may?

    06:00, 20/05/2020

  • Ngành dệt may tiếp tục chịu thiệt hại nặng hơn trong quý 2/2020

    Ngành dệt may tiếp tục chịu thiệt hại nặng hơn trong quý 2/2020

    04:12, 06/05/2020

  • [NGÀNH DỆT MAY VƯỢT “BÃO” COVID-19] Tồn tại đồng nghĩa với “chiến thắng”

    [NGÀNH DỆT MAY VƯỢT “BÃO” COVID-19] Tồn tại đồng nghĩa với “chiến thắng”

    11:00, 27/04/2020

  • Bức tranh “ảm đạm” của ngành dệt may toàn cầu trong đại dịch COVID-19

    Bức tranh “ảm đạm” của ngành dệt may toàn cầu trong đại dịch COVID-19

    06:30, 24/04/2020

Tuấn Vỹ