Cảnh báo nguy cơ Việt Nam thành “sân sau” của Trung Quốc, Hàn Quốc xuất hàng sang Mỹ

LINH NGA 17/06/2020 15:00

Việt Nam nên thận trọng, tránh trở thành “sân sau” của Trung Quốc, Hàn Quốc để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Đây là cảnh báo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).

Các chuyên gia kinh tế của VEPR nhận định, Chính phủ Việt Nam đã có không ít thành tựu như: tăng trưởng GDP hơn 7%, lạm phát bình quân là 2,79%, thương mại và đầu tư quốc tế tăng cao, thị trường tiền tệ, vốn và tỷ giá đều có sự ổn định, thâm hụt ngân sách và nợ công được cải thiện…

Tuy nhiên, VEPR cho rằng, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dễ chịu các tác động lớn, tổn thương. Việt Nam là nền kinh tế mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài lớn và tham gia vào hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương (FTAs). Chính vì vậy với nền kinh tế mới mở cửa, quá độ nên rất dễ chịu tác tổn thương của chính sách từ các nước lớn, các xung đột khu vực và toàn cầu.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định áp thuế tới 456,23% với sản phẩm thép cán nguội và chống ăn mòn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Cuối năm ngoái 2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định áp thuế tới 456,23% với sản phẩm thép cán nguội và chống ăn mòn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Xu hướng chuyển giá trị đầu tư từ các khu vực chịu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay giữa Hàn Quốc với Nhật Bản đã tác động nhiều đến sự phân cực của kinh tế thế giới. Ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn đang tránh rủi ro từ chiến tranh thương mại, cụ thể là chuyển khỏi Trung Quốc, Hàn Quốc để sang nước thứ 3 nhằm tránh tác động không mong muốn về trừng phạt thương mại.

Măt khác, không gian chính sách cho chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp bởi sức ép lạm phát gia tăng cũng như bởi những cam kết đối với tỷ giá. Chính sách tài khóa lại không tạo nên những thay đổi tích cực trong cơ cấu thu ngân sách, trong khi nợ công cao, thâm hụt ngân sách không nhiều chuyển biến và khối tài sản nhà nước ngày càng thu hẹp. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang thiếu “đệm tài khóa” để đối phó với các cú sốc bên ngoài.

Các chuyên gia VEPR khuyến nghị, Việt Nam nên thận trọng để không trở thành “sân sau” của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ. Hiện, giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đang đạt kim ngạch rất lớn, xuất siêu mạnh sang Mỹ và nhiều mặt hàng Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao sang Mỹ như thủy sản, giày da, may mặc, thép, điện thoại, máy tính.

Bên cạnh đó, VEPR cũng cho rằng chính phủ cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước. Cần giám sát chặt chẽ các quy tắc, quy định về nguồn gốc xuất xứ (C/O) nhằm tránh rủi ro khiếu kiện, đồng thời tránh trở thành bàn đạp của các nền kinh tế khác lợi dụng xuất khẩu.

Chính phủ cần rất thận trọng đối với quyết định gia tăng vay nợ mới để trả nợ cũ và bù đắp chi tiêu, đặc biệt trước tình hình quy mô GDP được tính lại năm 2020 khiến trần nợ công có thể được nới lỏng.

VEPR cho rằng, Chính phủ nên tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ, tỷ giá để đối mặt với bất ổn kinh tế thế giới như: điều chinh tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất ổn định, hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, từng bước xây dựng "đệm tài khóa" thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước, cắt giảm chi tiêu thường xuyên…

Về kịch bản tăng trưởng, VEPR thừa nhận với việc Chính phủ dỡ lệnh giãn cách xã hội từ cuối tháng 4/2020, mức dự báo về tăng trưởng đã được nâng lên. Kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định dịch bệnh trong nước được khống chế hoàn toàn vào cuối tháng 4/2020 và hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng 6, giúp các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục. Tác động xấu nhất của COVID-19 sẽ rơi vào quý 2/2020.

Từ đó, VEPR đưa ra kịch bản tăng trưởng tốt nhất của Việt Nam năm 2020 đạt 5,3%. Kịch bản tăng trưởng trung bình là 3,9% nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát và nếu dịch bệnh bùng phát trở lại thì tăng trưởng sẽ chỉ đạt được 1,7%.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA giúp Việt Nam thu hút chuyển dịch đầu tư

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA giúp Việt Nam thu hút chuyển dịch đầu tư

    09:44, 09/06/2020

  • [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ IV) Cuộc chiến định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng

    [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ IV) Cuộc chiến định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng

    00:30, 21/02/2020

  • [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 2) Hàng loạt cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc chưa hẹn ngày trở lại

    [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 2) Hàng loạt cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc chưa hẹn ngày trở lại

    02:03, 19/02/2020

  • Hàng Trung Quốc

    Hàng Trung Quốc "đội lốt": Doanh nghiệp đập bàn, chống đối hải quan

    14:31, 27/12/2019

  • Hàng nước ngoài “đội lốt” hàng Việt: Kinh tế “mở” hay kinh tế “hở”?

    Hàng nước ngoài “đội lốt” hàng Việt: Kinh tế “mở” hay kinh tế “hở”?

    17:10, 06/11/2019

  • Nhôm Trung Quốc

    Nhôm Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt: Doanh nghiệp Việt tự "bóp chết" mình

    08:28, 05/11/2019

  • Australia điều tra chống bán phá sản phẩm dây đai thép phủ màu Việt Nam

    Australia điều tra chống bán phá sản phẩm dây đai thép phủ màu Việt Nam

    16:49, 10/06/2020

  • Hoa Kỳ điều tra thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam

    Hoa Kỳ điều tra thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam

    18:56, 15/05/2020

LINH NGA