Liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Cơ chế đặc thù để xây “cơ đồ” mới

Mỹ Ý 25/06/2020 11:00

Trọng trách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn, không chỉ là cực tăng trưởng, đầu tàu kinh tế mà còn phải hướng đến trở thành siêu đô thị hàng đầu Đông Nam Á và Đông Á trong tương lai.

LTS: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chưa xây dựng được một chiến lược phát triển chung; việc liên kết mới dừng lại ở mức cam kết. Và điều đó đòi hỏi những quyết sách mạnh mẽ để vùng thực sự trở thành đầu tàu.  

p/Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ ngày 26/9/2017 đã tuyên dương 20 doanh nghiệp có thành tích trong việc liên kết vùng.

Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ ngày 26/9/2017 đã tuyên dương 20 doanh nghiệp có thành tích trong việc liên kết vùng.

Đây là nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo Kết luận về Hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chờ đợi cơ chế đặc thù vùng

Ngay từ năm 2017, tại Diên đàn kinh tế Đông Nam Bộ (sau này đổi thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) các chuyên gia đã khẳng định: Việc thành lập hội đồng vùng kinh tế Đông Nam Bộ và giao TP HCM làm chủ tịch vùng” là việc làm cần thiết và cấp bách.

Sau 3 năm điều này đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan Bộ, đặc biệt trong đó là giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng Đề án về cơ chế đặc thù vùng, bao gồm cả vấn đề ngân sách cho Vùng KTTĐ, trong đó có Vùng KTTĐ phía Nam, đảm bảo tính toàn diện, phù hợp đặc trưng của Vùng KTTĐ, tạo điều kiện cho Vùng KTTĐ phía Nam tăng tốc, phát triển bền vững.

Có thể nói đề án về cơ chế đặc thù vùng là trọng tâm của giải pháp hướng đến mục tiêu xây cơ đồ siêu độ thị. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan Bộ, là giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng Đề án về cơ chế đặc thù vùng, bao gồm cả vấn đề ngân sách cho Vùng KTTĐ, trong đó có Vùng KTTĐ phía Nam, đảm bảo tính toàn diện, phù hợp đặc trưng của Vùng KTTĐ, tạo điều kiện cho Vùng KTTĐ phía Nam tăng tốc, phát triển bền vững;

Đây là bước gợi mở hướng đến nâng cấp chính sách để vùng có không gian rộng về cơ chế trong quản lý, điều phối, tăng hiệu ứng liên kết vùng, tăng sức mạnh của cực tăng trưởng.

Cơ chế đặc thù thực tế đã được thí điểm từng bước ở từng quy mô và thể hiện rõ giá trị của sức mạnh cải cách thế chế. Trong những năm trước, để xây dựng tiểu vùng kinh tế Nam Sài Gòn, TP HCM đã đề xuất thí điểm cải cách thể chế, trong mục tiêu phát triển nơi đây một vùng kinh tế năng động, có khu đô thị hiện đại, dịch vụ và công nghiệp tiên tiến, kết hợp các khu vực lân cận như Long An để lan tỏa sức mạnh từ lõi IPC - Khu công nghiệp Tân Thuận. Đi cùng là cải cách quản lý hành chính trên cơ sở đã được phân quyền cho Ban quản lý Nam Sài Gòn. Mô hình này đã thành công và nay, TP HCM lại được mở rộng đến thí điểm cơ chế đặc thù cho toàn đại đô thị. Theo đánh giá của giới chuyên gia, sau một thời gian TP HCM được thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, nhiều vấn đề đã được TP HCM chủ động giải quyết, giúp TP lấy lại tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Nói cách khác, từ tiểu vùng kinh tế nhỏ đến Thành phố TƯ, từ TP TƯ nhìn ra cơ chế đặc thù cần cho cả vùng kinh tế việc cần làm đầu tiên là xóa tư duy cát cứ của từng địa phương.

Diễn đàn

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" do VCCI, Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo, Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/9/2019 tại TP HCM

Liên kết và dẫn dắt

Cũng trong nhiệm vụ mà Thủ tướng giao, Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương để đầu tư các công trình hạ tầng quan trọng, cấp bách của vùng KTTĐ phía Nam. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn cho vay dự án PPP trong lĩnh vực giao thông và các dự án hạ tầng quan trọng, cấp bách khác.

Hạ tầng, chứ không phải vấn đề nào khác, chính là trọng tâm để tạo liên kết, tạo nền tảng thông thương – phát triển vùng. Có cơ chế, muốn đẩy hạ tầng thì phải có phương thức giải bài toán vốn. Nay, những giải pháp để tăng vốn đầu tư, hoàn thiện hạ tầng đã rõ. TP HCM và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai sẽ thoát cảnh “đại công trường”, vượt thoát khỏi diện mạo của những đô thị phân mảnh, thiếu tính liên kết, phát triển manh mún, tự phát…

Không những vậy, tại Diễn đàn Vai trò doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do DĐDN tổ chức, các chuyên gia đều cho rằng: Cần đổi mới mang tính đột phá để phát huy hơn nữa tính liên kết vùng. Nói cách khác cần “chất keo kết dính” để các địa phương trong vùng có thể cộng hưởng sức mạnh của từng địa phương. TS Dương Minh Tâm, P Trưởng Ban Quản lý KCNC TP HCM, cho rằng chất keo đã có là cơ sở hạ tầng, là sự lan tỏa các công trình kết nối khu công nghiệp, trục hướng tâm, vành đai, các đường kết nối cảng biển và hành lang vận tải quốc tế để vừa phục vụ phát triển kinh tế, phát triển giao thương, đi lại… Chất keo ấy nay đang được gia cố.

Vấn đề của TP HCM và toàn vùng là khi đã hội đủ mọi điều kiện, sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ, tận dụng các giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã giao, để đạt đến tăng trưởng bùng nổ, mạnh mẽ và bền vững, dẫn dắt cả nền kinh tế trên vị thế mới siêu đô thị?

 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước , quy mô GRDP của vùng chiếm trên 45% GDP, thu ngân sách trên 42% tổng thu ngân sách, xuất khẩu hàng năm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, dân số chiếm 21% và diện tích tự nhiên chiếm 9,2% cả nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Đưa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về đích

    Thủ tướng: Đưa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về đích "hùng cường" sớm 10 năm

    21:46, 30/05/2020

  • Diễn đàn: Vai trò Doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Diễn đàn: Vai trò Doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    11:51, 05/11/2019

  • Tuyên dương 30 doanh nghiệp có đóng góp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Tuyên dương 30 doanh nghiệp có đóng góp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    17:16, 27/09/2019

  • Nguồn lực doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Nguồn lực doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    12:25, 27/09/2019

  • Doanh nghiệp là chủ thể chính liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Doanh nghiệp là chủ thể chính liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    03:00, 27/09/2019

  • 27/9: Diễn đàn

    27/9: Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam"

    03:01, 26/09/2019

Mỹ Ý