Liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đầu tư chọn lọc

NGUYỄN NHƯ TRIỂN - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam (Bộ KH&ĐT) 26/06/2020 11:00

Các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng chuẩn bị các điều kiện về mặt chỉ đạo điều hành các lĩnh vực về kinh tế - xã hội cùng một số cơ chế đặc thù.

Để Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sớm hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút các tập đoàn lớn về công nghệ trên thế giới, trở thành trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước đòi hỏi đầu tư nguồn lực một cách chọn lọc.  

Sau đại dịch COVID-19, Vùng kinh tế trọng điểm phía nam - một trong những vùng có hoạt động xuất nhập khẩu cao nhất cả nước đều ngưng trệ, đặc biệt là hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài do nguyên vật liệu ngưng trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại. Nhưng theo tôi đây là trở ngại có tính thời điểm, chúng ta sẽ vượt qua để hồi phục và thu hút đầu tư trở lại. Thậm chí với thành tích chống dịch đáng nể chúng ta đang có nhiều điều kiện để trở thành nam châm thu hút đầu tư. Trong đó, thu hút các tập đoàn lớn về công nghệ, trở thành trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước công nghệ đó là mục tiêu phấn đấu của cả nước, không riêng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

sdf

Khu Công nghệ cao TP HCM.

Theo đó những khu công nghiệp công nghệ cao đã được hình thành như Khu Công nghệ cao TP HCM tại Quận 9, hầu hết các nhà đầu tư đang lấp đầy với lĩnh vực chủ yếu là về điện tử, chuyển giao công nghệ mới về vật liệu, dược,… một số lĩnh vực công nghệ chế biến.

Các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng chuẩn bị các điều kiện về mặt chỉ đạo điều hành các lĩnh vực về kinh tế - xã hội cùng một số cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, muốn tiếp cận và hấp thụ được công nghệ thì yếu tố đầu tiên phải là con người, TP HCM là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo nhân lực tốt. Đây là những thế mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về thu hút đầu tư Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn còn điểm yếu công nghiệp phụ trợ. Bao năm chúng ta hô hào xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ nhưng vẫn chưa hình thành được, việc không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả về chất lượng và số lượng do đó vẫn chưa bước sâu vào được chuỗi cung ứng. Nhà nước phải cho cơ chế ban đầu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp phụ trợ ở những lĩnh vực chọn lọc. Chúng ta xác định thu hút doanh nghiệp công nghệ thì công nghiệp hỗ trợ cũng phải lựa chọn sản phẩm công nghệ cao. Chúng ta phải có chọn lọc, tránh đầu tư dàn trải, tràn lan trong bối cảnh nguồn lực của chúng ta còn hạn chế. Theo đó, đầu tư nguồn lực ban đầu thông qua giảm thuế doanh thu, hỗ trợ nguồn lực tài chính…

Đặc biệt, cam kết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua yêu cầu ban đầu với nhà đầu tư về tỷ lệ nội địa hoá sau khoảng thời gian nhất định đảm bảo chất lượng và số lượng cho các nhà đầu tư.

Để thu hút đầu tư, yêu cầu đầu tiên phải là ổn định chính sách, đặc biệt trong quy hoạch Vùng. Điều này cần được thay đổi để thu hút được các nhà đầu tư chất lượng hơn nữa.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Đưa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về đích "hùng cường" sớm 10 năm

    21:46, 30/05/2020

  • Diễn đàn: Vai trò Doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    11:51, 05/11/2019

  • Vai trò Doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam

    16:32, 30/09/2019

  • Tuyên dương 30 doanh nghiệp có đóng góp cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    17:16, 27/09/2019

  • Nguồn lực doanh nghiệp trong phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    12:25, 27/09/2019

  • Doanh nghiệp là chủ thể chính liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    03:00, 27/09/2019

  • 27/9: Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam"

    03:01, 26/09/2019

  • Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    19:30, 19/07/2019

NGUYỄN NHƯ TRIỂN - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam (Bộ KH&ĐT)