"THẮP SÁNG" NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Chính sách kiến tạo thành công
Các chính sách năng lượng và khí hậu lớn gần đây của Việt Nam thể hiện sự quyết tâm lớn, tuy nhiên, việc hiện thực hóa đòi hỏi phải xây dựng biện pháp để thúc đẩy hơn nữa...
Để đáp ứng nhu cầu dùng điện tăng cao trong những thập kỷ tới, Việt Nam sẽ cần nỗ lực nhiều hơn trong việc phát triển sản xuất và truyền tải điện trong khi vẫn đang bảo các mục tiêu giảm thiểu phát thải, mà trong đó ngành năng lượng đóng góp tỉ trọng lớn nhất, và các mục tiêu phát triển bền vững trong thập kỉ tới.
Kỳ vọng lớn
Việc so sánh một số khía cạnh của các chính sách và kế hoạch phát triển năng lượng được các cơ quan chính phủ đưa ra gần đây để đưa lại cái nhìn cụ thể hơn về các mục tiêu liên quan đến biến đổi khí hậu của đất nước trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm các chính sách sau: Nghị quyết 55 định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045, được Bộ Chính trị đã ký ban hành tháng 2/2020; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 - VNEEP 3; Quy hoạch phát triển điện 7 điều chỉnh - PDP7 điều chỉnh được Chính phủ Việt Nam ban hành đầu năm 2016 điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện 7 cho giai đoạn 2011- 2020; Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn 2050 - Chiến lược RE; Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam - NCDs được Chính phủ Việt Nam cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Nếu nhìn như trên thì về dự báo cung cầu năng lượng, tất cả các kịch bản đều cho thấy nhu cầu năng lượng quốc gia của Việt Nam tiếp tục tăng nhanh ít nhất là cho đến năm 2050. Không có sự khác biệt lớn giữa các con số dự báo cung cầu năng lượng trong các dự báo phát triển năng lượng cho Việt Nam nhưng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống nguồn cung thay đổi đáng kể giữa Nghị quyết 55 và Chiến lược RE. Nghị quyết 55 năm 2020 đã đưa ra con số dự báo thấp hơn nhiều so với Chiến lược RE được công bố 5 năm trước đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo chỉ chiếm 15-20% trong tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045.
Trong Nghị quyết 55, cường độ năng lượng của Việt Nam tiếp tục được đặt mục tiêu giảm giảm từ 8 đến 16% vào năm 2030, và giảm từ 18 đến 25% vào năm 2045, so với mức năm 2017.
Đối với các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, theo Chiến lược RE, Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng lượng điện phát lên 32% vào năm 2030 và 43% vào năm 2050. Tuy nhiên, theo PDP7 điều chỉnh một năm sau đó - năm 2016, mục tiêu này đã hạ thấp xuống còn 23% năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Cải cách thị trường điện
Mục tiêu là nhằm đạt được các mục tiêu phát triển năng lượng sạch và giảm thiểu phát thải GHG, các chính sách đều đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp tập trung vào cải cách ngành năng lượng nhằm phát triển nhanh và bền vững ngành điện để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn quốc; tái cấu trúc thị trường điện song song với việc thực hiện các chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
Theo Nghị quyết 55, Việt Nam sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, tham gia phát triển năng lượng; loại bỏ tất cả các khoản trợ cấp, độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh và thiếu minh bạch trong lĩnh vực năng lượng.
Đối với các nguồn năng lượng tái tạo có công suất lớn ví dụ như các trang trại điện gió trên bờ và ngoài khơi hay điện mặt trời thì sau khi các biểu giá mua điện hỗ trợ hiện tại hết hiệu lực, các dự án mới dự kiến sẽ chuyển sang hình thức đấu giá để chọn ra các nhà đầu tư hiệu quả nhất.
Các chính sách năng lượng và khí hậu lớn gần đây của Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của đất nước. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa sẽ đòi hỏi phải xây dựng các biện pháp để thúc đẩy việc tích hợp hệ thống điện tái tạo, bao gồm cải thiện các ưu đãi, điều tiết thị trường, và mở rộng cơ sở hạ tầng.
Phát triển năng lượng bền vững
Từ đó, chúng tôi đề xuất cho việc phát triển năng lượng bền vững hơn tại Việt Nam. Thứ nhất, các mục tiêu chuyển đổi năng lượng và khí hậu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Các quyết định đầu tư và chính sách của tất cả các cơ quan/bộ của chính phủ cần phải tương thích với các mục tiêu này.
Thứ hai, để đạt được tất cả các mục tiêu khí hậu và một tương lai năng lượng xanh hơn, cần có nhiều chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo. Các kế hoạch hành động cũng cần được triển khai để đảm bảo các quy tắc thị trường điện cạnh tranh, phù hợp với hệ thống điện carbon thấp.
Thứ ba, các kế hoạch hành động để đáp ứng các mục tiêu khí hậu nên được tối đa hóa các lợi ích chung về môi trường, kinh tế và xã hội. Các tác động tiêu cực tiềm tàng đối với hệ sinh thái và các địa phương triển khai các dự án năng lượng cần được đánh giá và giảm thiểu.
Thứ tư, trong khi quá trình giảm phát thải carbon của ngành năng lượng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cả chính phủ và người dân ở Việt Nam, hiện nay vẫn thiếu các nghiên cứu về chính sách khí hậu và môi trường trong mối liên hệ mật thiết. Cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa để có được các sản phẩm nghiên cứu chính sách đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm
“THẮP SÁNG" NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Giải bài toán bù đắp thiếu hụt điện năng
11:00, 28/07/2020
"THẮP SÁNG" NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Xã hội hoá truyền tải điện
11:00, 26/07/2020
Năng lượng tái tạo mở ra bước ngoặt giao thương mới giữa Phần Lan và Việt Nam
05:02, 23/07/2020
TGĐ nhà máy điện mặt trời Hòa Hội: "Con đường đầu tư vào năng lượng tái tạo không hề bằng phẳng"
16:07, 22/07/2020