TẦM NHÌN QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA: Xoá “rào cản”… giá

PHAN NAM 06/09/2020 11:20

Đảm bảo giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định là “chìa khoá” quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

LTS: Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được xem xét xây dựng. Thực tế, quy hoạch này có liên quan tới nhiều quy hoạch đang trong giai đoạn xây dựng và khả năng đồng bộ các quy hoạch này là một thách thức lớn.

 Sự thay đổi cơ cấu nguồn điện tại quy hoạch điện 8 đang được lấy ý kiến góp ý.

Sự thay đổi cơ cấu nguồn điện tại quy hoạch điện 8 đang được lấy ý kiến góp ý.

Theo số liệu công bố tại "Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020" diễn ra cách đây không lâu, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu năng lượng từ năm 2015, với mức độ nhập khẩu tăng khá nhanh. Xu hướng nhập khẩu năng lượng sẽ tiếp tục tăng lên trong dài hạn, tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu sẽ khoảng 33 - 37% vào năm 2025, lên đến 50 - 58% vào năm 2035.

Cụ thể, trữ lượng dầu khí vùng gần bờ đã dần cạn kiệt, hầu hết các mỏ đang khai thác ở giai đoạn cuối với sản lượng giảm tự nhiên 15 - 30% mỗi năm. Than có trữ lượng còn lớn, nhưng điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, làm gia tăng giá thành, khó cạnh tranh với các nguồn than nhập khẩu. Khai thác than và khí tự nhiên đều đối mặt với chi phí khai thác tăng cao, khả năng khai thác hạn chế, trong khi việc định giá lại chưa thực sự hợp lý. Do đó, mức độ tăng nhập khẩu than và khí trong thời gian tới sẽ là sức ép đối với tỷ lệ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu trong cung cấp năng lượng sơ cấp...

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là độc quyền nhà nước còn cao, chính sách giá năng lượng còn nhiều bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường.

Xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền; Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp. Đây cũng chính là tinh thần của Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết: UNDP đề xuất đẩy mạnh thí điểm và áp dụng các chính sách về cơ chế thỏa thuận mua điện trực tiếp (DPPA) giữa các nhà phát triển năng lượng tái tạo và người tiêu dùng cuối cùng.

Có thể bạn quan tâm

  • TẦM NHÌN QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA: Quy hoạch lại... quy hoạch!

    TẦM NHÌN QUY HOẠCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA: Quy hoạch lại... quy hoạch!

    11:00, 05/09/2020

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 04/09: Tầm nhìn quy hoạch năng lượng quốc gia

    ĐIỂM BÁO NGÀY 04/09: Tầm nhìn quy hoạch năng lượng quốc gia

    11:00, 04/09/2020

  • [XÃ HỘI HOÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG] (Kỳ 2) 

    [XÃ HỘI HOÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG] (Kỳ 2) "Đòn bẩy" phát triển năng lượng quốc gia

    11:14, 27/02/2020

  • [CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TUẦN TỪ 17-22/2] Tầm nhìn an ninh năng lượng quốc gia; cách mạng tinh giản bộ máy

    [CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TUẦN TỪ 17-22/2] Tầm nhìn an ninh năng lượng quốc gia; cách mạng tinh giản bộ máy

    05:00, 22/02/2020

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Tầm nhìn an ninh năng lượng quốc gia

    [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Tầm nhìn an ninh năng lượng quốc gia

    06:30, 21/02/2020

PHAN NAM