Thị trường bán lẻ: Thích ứng với mô hình bán hàng đa kênh

KHẮC LÃNG 11/09/2020 04:30

Thay vì trải nghiệm mua sắm, nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua bán online. Điều này buộc các nhà bán lẻ phải có động thái phù hợp.

Theo khảo sát của CEL Consulting (Công ty tư vấn và đào tạo quản trị cung ứng), áp lực thích nghi của người tiêu dùng với trạng thái bình thường mới tạo sự chuyển mình nhanh chóng cho ngành bán lẻ.

Đại dịch thúc đẩy phát triển bán hàng đa kênh (omni-channel), cung cấp khách hàng những trải nghiệm mua sắm và thanh toán trên các nền tảng thiết bị công nghệ khác nhau (điển hình như Shopee, Zalo, Tiki trên giao diện website hay ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc laptop), nhận hàng cũng như trả lại hàng tại những địa điểm thuận tiện theo lựa chọn (nhà, cơ quan, cửa hàng hay tủ đồ ở cửa hàng tiện lợi).

Đại dịch thúc đẩy phát triển bán hàng đa kênh (omni-channel).

Thói quen mua sắm mới sẽ được thiết lập bởi các doanh nghiệp bán lẻ bền bỉ trong đại dịch khi phục vụ các khách hàng đã thường xuyên mua sắm trực tuyến hoặc đang làm quen với việc đặt hàng, giao đến nhà khi hạn chế đi lại.

CEL Consulting cũng không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại di động (m-commerce) trong xu hướng này có được nhờ sự phát triển không ngừng của công nghệ và các tính năng của thiết bị di động. Hỗ trợ bán hàng trực tuyến thực hiện bằng chatbot, dò tìm (scan) thông tin sản phẩm cửa hàng bằng barcode hay QR Code là những trải nghiệm giúp thúc đẩy nhanh chóng việc ra quyết định mua sắm của khách hàng.

Chính những thay đổi trong tiêu dùng khiến các doanh nghiệp phải thay đổi theo để thích ứng. Cách thức quản trị vận hành của doanh nghiệp với các chi phí vận hành, quảng cáo marketing, nhân sự bị cắt giảm. Doanh nghiệp hoạch định và triển khai thông minh, linh hoạt, tinh gọn và hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trong giai đoạn suy thoái với mức đáy khó có thể dự báo.

Sự thắt chặt chi tiêu cho vận hành, thuê mặt bằng hay quảng cáo khiến các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đổ dồn phát triển bán hàng nền tảng thương mại trực tuyến. Trong xu hướng này, Grab Mart được triển khai hướng đến đối tượng khách hàng mua thực phẩm, hàng hóa tại cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Hay trang mạng xã hội Facebook cũng nhanh chóng phát triển tính năng gian hàng trực tuyến.

Trong bối cảnh này, CEL Consulting nhận định, các doanh nghiệp bán lẻ còn tồn tại mạnh mẽ là những doanh nghiệp có hệ thống phản hồi với nhu cầu với khách hàng một cách nhanh chóng thông qua các kênh trực tuyến, sở hữu bộ máy tinh gọn và thích nghi nhanh với sự thiếu ổn định của thị trường.

trong thời đại hậu COVID -19, các doanh nghiệp nói chung sẽ quan tâm hơn đến sự bền vững. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ được quan tâm tích hợp quan điểm kinh tế tuần hoàn với việc vận hành chuỗi cung ứng giảm thiểu phát thải và khả năng tái sử dụng nguồn tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Thói quen mua sắm mới sẽ được thiết lập bởi các doanh nghiệp bán lẻ bền bỉ trong đại dịch khi phục vụ các khách hàng đã thường xuyên mua sắm trực tuyến hoặc đang làm quen với việc đặt hàng, giao đến nhà khi hạn chế đi lại và hạn chế giao dịch trực tiếp sử dụng tiền mặt, cùng với xu thế các công cụ thanh toán trực tuyến càng trở nên thuận tiện hơn.

Ở một khía cạnh khác cũng không quên xét đến nhu cầu của người dùng khi được tương tác với xã hội, giải trí cũng như trải nghiệm thực tế trong các phân khúc sản phẩm nhất định. Nghiên cứu của Euromonitor cho thấy, gần 2/3 người Việt sẵn sàng chi tiền nhiều hơn để được trải nghiệm. Điểm này được biểu thị qua mặt hàng thời trang với câu chuyện của Uniqlo trong giai đoạn này với tăng trưởng 40% doanh thu sau khi mở cửa hàng tại Việt Nam.

Một điểm mới nữa, CEL Consulting cho rằng, trong thời đại hậu COVID -19, các doanh nghiệp nói chung sẽ quan tâm hơn đến sự bền vững. Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ được quan tâm tích hợp quan điểm kinh tế tuần hoàn với việc vận hành chuỗi cung ứng giảm thiểu phát thải và khả năng tái sử dụng nguồn tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành bán lẻ nói riêng xuất hiện bước tiến đóng góp tích cực trong xu hướng này với việc vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn nội bộ.

“Thắt lưng buộc bụng, trải nghiệm thực tế chất lượng sản phẩm, yêu cầu mua hàng rõ nguồn gốc nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tái tạo tài nguyên sử dụng là những yếu tố được gia tăng yêu cầu trong thời dịch, thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp bán lẻ quan tâm đến an toàn người tiêu dùng và phát triển bền vững”, ông Julien Brun, Đối tác quản lý, CEL Consulting khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • 3 kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ - dịch vụ để vượt "bão" COVID-19

    11:00, 22/04/2020

  • Doanh nghiệp bán lẻ Việt đã được "tôi luyện" tinh thần để cạnh tranh

    02:32, 06/12/2019

  • Doanh nghiệp bán lẻ: Am hiểu để chiếm lĩnh thị trường

    02:53, 27/11/2019

  • Doanh nghiệp bán lẻ cần thay đổi để thích ứng “cuộc chơi” 4.0

    01:26, 18/10/2019

  • Doanh nghiệp bán lẻ đồng hồ giành thị phần trị giá 750 triệu USD/năm

    00:24, 17/08/2019

KHẮC LÃNG