Đài Loan hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc đại lục

LINH NGA 15/09/2020 11:00

Căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và các nước lớn ngày càng leo thang khiến cho hàng loạt doanh nghiệp tính nước rời khỏi Trung Quốc. Điều này đang giúp cho Đài Loan hưởng lợi lớn.

Theo bà Wang Mei-hua – người đứng đầu cơ quan kinh tế Đài Loan thì kể từ tháng 1/2019 đến nay, đã có hơn 38 tỷ USD tiền đầu tư đã quay trở lại Đài Loan. Các công ty cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp xe điện cũng di dời dây chuyền sản xuất tới Đài Loan.

Về lý do việc hàng loạt các doanh nghiệp Đài Loan rời Trung Quốc đại lục, bà Wang cho rằng, các quy định về bản quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nỗi lo ngại hàng đầu đối với các doanh nghiệp nước này. Chính vì thế, khi Đài Loan đề xuất các chính sách thuế thấp thì làn sóng hồi hương đã tăng lên rõ rệt.

Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. (Ảnh: Flickr)

Thành phố Cao Hùng, Đài Loan. (Ảnh: Flickr)

Thực tế cho thấy các nhà sản xuất công nghệ của Đài Loan đã đi đầu trong xu hướng đẩy chuỗi cung ứng ra khỏi "công xưởng của thế giới" khi căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh dẫn đến việc các công ty không muốn sản xuất máy chủ và chip ở Trung Quốc nữa.

Quanta cung cấp máy chủ của trung tâm dữ liệu cho các “ông lớn” công nghệ của Mỹ như Facebook và Google. Hiện tại, công ty này lắp ráp các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc thành sản phẩm tại nhà máy ở Mỹ hoặc Mexico. Nhà máy mới tại Đào Viên sẽ thay thế nhà máy Trung Quốc sản xuất một số sản phẩm.

Các nhà sản xuất điện tử hàng đầu khác của Đài Loan cũng đang đầu tư thêm ở đây. Innolux, nhà sản xuất màn hình hiển thị thuộc sở hữu của Hon Hai Precision Industry, hay Foxconn, đang đầu tư thêm 70,1 tỷ Tân Đài tệ vào Đài Loan.

Foxconn là nhà cung cấp cho Apple. Hiện họ sản xuất các bộ phận quan trọng ở Đài Loan và lắp ráp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này đang dự định bắt đầu sản xuất hoàn toàn một số sản phẩm ở Đài Loan. Foxconn đang xây dựng một nhà máy mới ở thành phố Đài Nam và nhà máy này sẽ vận hành gần như hoàn toàn tự động.

Nhà cung cấp bảng mạch in Unimicron Technology sẽ chi 26,5 tỷ Tân Đài tệ để mở rộng nhà máy ở Đài Loan. Mặc dù công ty này có cơ sở sản xuất cả ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục, họ đã phân bổ 80% chi phí vốn cho Đài Loan trong năm nay.

Bà Vương nói rằng các chuỗi cung ứng cho những nhà sản xuất xe điện - gồm tập đoàn Tesla (Mỹ), hiện có một nhà máy ở Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đang chuyển hướng hoạt động sang Đài Loan.

Động thái của các công ty Đài Loan trái ngược với các công ty Mỹ. Khi phần lớn các công ty Mỹ đang làm ăn ở Trung Quốc tỏ ra không mặn mà với lời kêu gọi quay trở về quê hương của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dù vậy, bà Wang cho biết một số doanh nghiệp Mỹ đã chuyển sản xuất tới Đông Nam Á và Ấn Độ.

"Đông Nam Á là điểm đến phổ biến nhất (của các công ty Mỹ muốn rời khỏi Trung Quốc). Chắc chắc không phải Mỹ", Chủ tịch AmCham Thượng Hải Ker Gibbs nói trong cuộc phỏng vấn mới đây.

Quanta Computer đang xây dựng một nhà máy mới ở thành phố Đào Viên phía bắc Đài Loan. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Quanta Computer đang xây dựng một nhà máy mới ở thành phố Đào Viên phía bắc Đài Loan. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Bình luận về việc các công ty Đài Loan chuyển tiền đầu tư về lại hòn đảo, Roy Chun Lee - phó giám đốc điều hành Trung tâm WTO & RTA Đài Loan tại Viện Nghiên cứu kinh tế Trung Hoa (Đài Loan)  cho biết xu hướng chung hiện nay là tạo ra một chuỗi cung ứng thứ hai ít phụ thuộc vào Trung Quốc.

Một ví dụ điển hình là Tập đoàn Wistron NeWeb (Đài Loan) đã công bố khoản đầu tư mới 2,7 tỉ tân đài tệ vào một nhà máy ở Đài Loan hồi tháng 6 sau khi các khách hàng của tập đoàn này yêu cầu phải đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

Chính quyền Đài Loan đóng vai trò lớn trong việc đưa các công ty Đài Loan trở lại hòn đảo này. Lãnh đạo Đài Loan đã đưa ra các ưu đãi đầu tư mới vào tháng 1/2019 với mong muốn giảm sự phụ thuộc kinh tế của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục. Ưu đãi này bao gồm nới lỏng các hạn chế đối với lao động nước ngoài và giúp trả lãi cho các khoản vay của tư nhân. Các công ty chỉ cần đáp ứng một số tiêu chí nhất định như đã đầu tư vào Trung Quốc đại lục từ hai năm trở lên hoặc gặp khó khăn do thương chiến Mỹ - Trung.

Các công ty Đài Loan cũng không thể tránh khỏi tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những nỗ lực của Đài Loan có thể trở thành trường hợp kiểm thử trong bối cảnh thế giới đang xem xét lại về chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

  • “MẮT XÍCH” CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MỚI: Chuyển dịch đầu tư là chuyển dịch công nghiệp hỗ trợ

    “MẮT XÍCH” CỦA CHUỖI CUNG ỨNG MỚI: Chuyển dịch đầu tư là chuyển dịch công nghiệp hỗ trợ

    15:00, 26/07/2020

  • Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA giúp Việt Nam thu hút chuyển dịch đầu tư

    Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA giúp Việt Nam thu hút chuyển dịch đầu tư

    09:44, 09/06/2020

  • [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ IV) Cuộc chiến định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng

    [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ IV) Cuộc chiến định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng

    00:30, 21/02/2020

  • [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 3): Điểm đến của những cuộc tháo chạy?

    [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 3): Điểm đến của những cuộc tháo chạy?

    01:13, 20/02/2020

  • [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 2) Hàng loạt cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc chưa hẹn ngày trở lại

    [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 2) Hàng loạt cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc chưa hẹn ngày trở lại

    02:03, 19/02/2020

LINH NGA