AI có thể giải quyết các “bài toán” của Việt Nam

THY HẰNG 29/09/2020 20:00

AI có thể giải quyết các “bài toán” của Việt Nam: như chữ viết & tiếng nói, giao thông đô thị, y tế, giáo dục, sản xuất...; Giải quyết các vấn đề về an ninh quốc gia, tạo lợi thế cạnh tranh.

Trao đổi về vấn đề phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam, TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo Tập đoàn Vingroup lý giải, AI là một ngành khoa học công nghệ với mục tiêu làm ra những máy tính thông minh, làm được những việc mà trước đây chỉ con người làm được.

Chuyên gia khẳng định, phát triển AI là phát triển bền vững tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam.

Chuyên gia khẳng định, phát triển AI là phát triển bền vững tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam.

"AI có khả năng tăng năng suất một cách triệt để trong các ngành công nghiệp và tạo ra các giải pháp hoàn toàn mới cho các vấn đề chưa được giải quyết; nói một cách khác, nó có thể được so sánh với làn sóng điện tiếp theo", ông Hưng nói.

Liên hệ giữa AI và sự phát triển bền vững của Việt Nam, ông Hưng cho rằng, AI có thể giải quyết các “bài toán” của Việt Nam: chữ viết & tiếng nói của Tiếng Việt, giao thông đô thị, y tế, giáo dục, sản xuất...; Giải quyết các vấn đề về an ninh quốc gia: bảo mật thông tin, sinh trắc học; Tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế khi làm chủ công nghệ mới.

Để phát triển thành công AI tại Việt Nam, ông Hưng cho rằng cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhân tài cả về chất và lượng, nghiên cứu nền tảng & chuyên sâu về AI, đào tạo bài bản về AI cho thế hệ trẻ, tạo ra hệ sinh thái thúc đẩy sáng tạo trong phát triển & thương mại hoá sản phẩm AI.

Đồng quan điểm về việc cần chú trọng đào tạo nhân lực cho phát triển, ông Winfrid Messmer, Chủ tịch Ủy ban lĩnh vực số, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, cần nỗ lực mạnh mẽ về giáo dục và phát triển nhân sự số.

“Bản đồ Kỹ năng có thể giúp xác định và thúc đẩy những kỹ năng và năng lực có thể được đưa vào các chương trình giáo dục và đào tạo. Nó cũng giúp có được một cái nhìn tổng quan tốt về thị trường việc làm ở các vùng và địa phương và cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho các công ty, tổ chức và người dân tại địa phương trong các hoạt động thực hiện số hóa của họ”, ông Winfrid Messmer nói. 

Cùng với đó, cần phải có một nỗ lực mạnh mẽ về giáo dục và phát triển nhân sự số, được hỗ trợ bởi các nguồn lực thích hợp, để thúc đẩy phát triển kinh tế. Một cách lý tưởng, hệ thống giáo dục dọc theo các cấp trình độ nên mang lại cho những người trẻ tuổi một lợi thế ban đầu để làm việc thành công trong thời đại số.

Trước những thách thức này, giới chính trị, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục cần hợp lực để khởi xướng các biện pháp cụ thể trong việc đào tạo cho nhân viên và tiếp tục phát triển bền vững hệ thống giáo dục với trọng tâm lớn hơn vào các kỹ năng số.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển nhân sự số “nền tảng” cho chuyển đổi số bao trùm

    00:29, 30/09/2020

  • Đề xuất xây dựng trung tâm chuyển đổi số tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm

    21:00, 29/09/2020

  • Các xúc tác thay đổi giúp Việt Nam tăng tốc hậu Covid-19

    16:15, 29/09/2020

  • Việt Nam vẫn hấp dẫn các công ty đa quốc gia

    11:18, 29/09/2020

  • "Công thức bánh trung thu” cho thành công của Việt Nam

    09:35, 29/09/2020

THY HẰNG