Cần thay đổi cách thức gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

HÀ PHƯƠNG thực hiện 08/10/2020 11:00

Con đường duy nhất Chính phủ cứu trợ doanh nghiệp lúc này là các gói hỗ trợ phải đủ mạnh, đủ thời gian phục hồi để cứu doanh nghiệp.

Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp SME với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Ông nhận định thế nào về tình hình khó khăn của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong thời gian qua?

Năm 2020 là một năm mà nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Báo cáo của đoàn công tác khảo sát của Chính phủ về ảnh hưởng của COVID-19 thì có tới 96% số doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chịu ảnh hưởng lớn nhất là các ngành vận tải, hàng không, du lịch và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến các SME và các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp do thiếu việc đã và đang có kế hoạch giảm bớt lao động hoặc đóng cửa nhà máy. Một số doanh nghiệp thì giảm giờ, giảm ngày làm việc và cho người lao động nghỉ luân phiên. Nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng cửa do sức mua giảm, kinh doanh không có lợi nhuận.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã ghi nhận hơn 70.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và đóng cửa, trong đó chủ yếu là SME và hộ kinh doanh cá thể, ảnh hưởng tới hơn 31 triệu người lao động. Đây là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam và các doanh nghiệp SME nói riêng…

Cần phải thay đổi các chính sách và gói hỗ trợ của Chính phủ mới đến tay Doanh nghiệp

TS Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp SME cho rằng, cần phải thay đổi các chính sách và gói hỗ trợ của Chính phủ mới đến tay doanh nghiệp.

- Vậy thời gian qua Chính phủ và các bộ ngành đã có chính sách thiết thực gì hỗ trợ doanh nghiệp, thưa ông?

Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động với mục tiêu, vừa đảm bảo không lây lan dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế đất nước bằng biện pháp khoanh vùng, giãn cách có trọng tâm, trọng điểm. Biện pháp này đã giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đảm bảo đời sống và sức khỏe của nhân dân.

Con đường duy nhất Chính phủ cứu trợ doanh nghiệp lúc này là các gói hỗ trợ phải đủ mạnh, đủ thời gian phục hồi để cứu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý ưu việt nhất cho các doanh nghiệp tồn tại. Hiện những gói hỗ trợ vẫn còn xa tầm với của người lao động gặp khó khăn, những khoản giãn nợ hay giãn thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn chưa đến được với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Thực tế các gói hỗ trợ trên nên ưu tiên giúp các doanh nghiệp thực sự khó khăn, sắp giải thể hoặc phá sản, hoàn cảnh những doanh nghiệp này phải ngừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất, doanh thu thấp đồng nghĩa không có lãi thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không tác dụng. Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ mới khởi nghiệp không tiếp cận được với vốn vay ngân hàng nên giãn nợ cũng không tác dụng.

Doanh nghiệp khu vực SMEs vẫn gặp nhiều khó khăn trog việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Doanh nghiệp khu vực SME vẫn gặp nhiều khó khăn trog việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

Chưa kể các doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn tín dụng để hỗ trợ cho người lao động, nhằm giữ chân người lao động thì lại rơi vào diện doanh nghiệp vẫn còn khả năng chi trả nên không được vay gói tín dụng không lãi xuất của Ngân hàng chính sách xã hội”,

- Để các chính sách và các gói hỗ trợ của Chính phủ đến tay các doanh nghiệp, theo ông cần phải thay đổi cách thức gì?

Trước tiên, muốn hỗ trợ đúng thì cần phải biết được sự thay đổi của doanh nghiệp đang diễn ra như thế nào. Tiếp theo, tôi thấy rằng cần phải mở rộng và bỏ bớt đi các điều kiện đối với các doanh nghiệp. Ví dụ như các chính sách liên quan đến xã hội, công đoàn, bảo hiểm, chính sách giãn thuế, nợ thuế… cần phải bỏ bớt đi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận những gói hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Nếu như vẫn tiếp tục xây dựng các chính sách theo hình thức cũ là hỗ trợ trực tiếp thì sẽ tốn rất nhiều nguồn lực mà ở Việt Nam nguồn lực không đủ để đáp ứng. Vì vậy tôi cho rằng, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp thì nên hỗ trợ rộng hơn, như hỗ trợ một chuỗi thì tính lan tỏa sẽ rộng hơn, nguồn lực sẽ phù hợp với điều kiện của Việt Nam hơn…

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Cần gỡ thêm

    Cần gỡ thêm "nút thắt" cho gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng

    11:01, 07/10/2020

  • Các gói hỗ trợ nhiều rào cản, doanh nghiệp suy giảm niềm tin

    Các gói hỗ trợ nhiều rào cản, doanh nghiệp suy giảm niềm tin

    05:00, 30/09/2020

  • Nghịch lý gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng

    Nghịch lý gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng

    05:00, 26/09/2020

  • Doanh nghiệp ngành nhôm khó tiếp cận gói hỗ trợ dịch COVID-19

    Doanh nghiệp ngành nhôm khó tiếp cận gói hỗ trợ dịch COVID-19

    15:30, 25/09/2020

HÀ PHƯƠNG thực hiện