IMF dự báo GDP Việt Nam 2020 sẽ vượt Singapore, Malaysia

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 15/10/2020 04:00

Theo IMF, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố cho thấy, Việt Nam tiếp tục là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng dương năm nay, ở mức 1,6% và đến năm 2021, con số này sẽ đạt 6,7%.

IMF dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia.Cụ thể, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD,

IMF dự báo trong năm 2020, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD. Ảnh: Quốc Tuấn

IMF dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia.

Cụ thể, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD. Trong khi đó, GDP Thái Lan trong năm nay sẽ đạt 509,2 tỷ USD; Philippines 367,4 tỷ USD; Indonesia 1.088,8 tỷ USD.

Đối với GDP đầu người, IMF dự báo GDP đầu người Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN, đạt 3.497 USD/người vào năm 2020, đứng trước Philippines (3.372 USD/người), Lào (2.567 USD/người), Cambodia (1.572 USD/người) và Myanmar (1.332 USD/người).

Nhìn chung, dự báo tăng trưởng trung bình các quốc gia thành viên ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan và Việt Nam) sẽ giảm 3,4%, các quốc gia mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á sẽ giảm 1,7%.

Cụ thể, dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Philippines từ mức -3,6% vào tháng 6 xuống -8,3%. Điều này khiến Philippines là quốc gia có mức sụt giảm GDP dự kiến sâu nhất năm nay trong số các nước ASEAN-5. Theo sau là Thái Lan với -7,1%; Malaysia với -6% và Indonesia với -1,5%.

“Dự báo mức suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2020 lần này không nghiêm trọng như báo cáo hồi tháng 6. Song, sẽ còn một thời gian dài đến khi đại dịch kết thúc. Các nền kinh tế trên thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể phục hồi hoạt động như giai đoạn trước đại dịch COVID-19", Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, bà Gita Gopinath nhận định.

Trước đó, Trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, ông Ruchir Sharma nhận định, việc kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng đã giúp Việt Nam có thể mở cửa nền kinh tế trở lại. Hiện nay, các chuyên gia dự báo rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay. 

hựkef

Theo New York Times, đã rất lâu mới lại xuất hiện một "phép màu châu Á" như Việt Nam. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Trong khi nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những đợt suy giảm kinh tế mạnh và phải nhờ các gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam lại ghi nhận mức tăng trưởng dương. Ấn tượng hơn nữa, tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn vừa qua được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại tăng kỷ lục, bất chấp sự sụp đổ của thương mại toàn cầu.

Theo ông Ruchir Sharma, đã lâu lắm rồi mới có được một sự kiện mang tính "đột phá" như thế này. Khái niệm "phép màu châu Á" lần đầu tiên xuất hiện là ở Nhật Bản, sau đó đến Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây nhất là Trung Quốc với việc vươn lên thoát nghèo bằng cách mở cửa cho thương mại, đầu tư và trở thành cường quốc sản xuất xuất khẩu.

Đến nay, Việt Nam đang đi theo con đường tương tự nhưng trong thời đại hoàn toàn mới. Những điều kiện để tạo nên "phép màu" ban đầu có thể không còn nữa. Bùng nổ trẻ em thời hậu chiến đã kết thúc. Thời đại toàn cầu hoá nhanh chóng, với dòng chảy thương mại và đầu tư ngày càng tăng cũng đã qua. Tăng trưởng kinh tế đang dần chậm lại trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn bùng nổ ở quá khứ, hầu hết các quốc gia được coi là "phép màu châu Á" đều ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt gần 20% - gấp đôi mức trung bình của nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Trong 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã duy trì tốc độ tương tự. Ngay cả trong những năm 2010, khi thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 16%/năm. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới tính đến hiện nay.

Trong khi các quốc gia mới nổi tập trung chi mạnh cho phúc lợi xã hội nhằm xoa dịu cử tri, Việt Nam đã dành nguồn lực cho xuất khẩu, xây dựng đường sá, bến cảng để đưa hàng hoá ra nước ngoài, xây dựng trường học để đào tạo người lao động. Chính phủ Việt Nam cũng đã đầu tư khoảng 8% GDP mỗi năm vào các dự án xây dựng mới. Hiện nay, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá cao hơn so với nhiều quốc gia ở giai đoạn phát triển tương tự. 

Có thể bạn quan tâm

  • Gói kích thích tăng trưởng “không tốn tiền” cho phục hồi kinh tế

    16:11, 12/10/2020

  • Nâng "chất" tăng trưởng kinh tế

    04:30, 13/10/2020

  • Vì sao UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 lên 7,1%?

    03:00, 10/10/2020

  • Thủ tướng: Xây dựng mô hình chuỗi giá trị với từng sản phẩm, phấn đấu tăng trưởng 2,5-3%

    17:03, 02/10/2020

  • Tăng trưởng GDP năm 2020 lạc quan ở mức 2,5 – 3%

    09:29, 02/10/2020

  • HSBC: Việt Nam vẫn bền bỉ “đi nước kiệu” với tốc độ tăng trưởng dương hiếm hoi

    12:08, 01/10/2020

  • Làm thế nào để Việt Nam phục hồi tăng trưởng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch COVID-19?

    21:44, 29/09/2020

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN