Phát triển năng lượng tái tạo: Còn nhiều “điểm nghẽn” trong chính sách

NHÓM PHÓNG VIÊN 28/10/2020 15:33

Theo ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, còn tồn tại nhiều thiếu sót trong chính sách và quy định hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo (NLTT).

ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam. Diễn đàn do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức.

Tiềm năng năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục mở rộng, nhu cầu sử dụng năng lượng điện của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Trong gần mười năm qua, sản lượng điện sản xuất đã tăng hơn 2,3 lần, từ 101,4 tỷ kWh vào năm 2010 lên gần 235 tỷ kWh vào năm 2019.

Sản lượng điện của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh, với tốc độ trung bình hàng năm là 5,6%, từ 245 tỷ kWh năm 2020 lên 950 tỷ kWh vào năm 2045.

Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch còn cao sẽ ảnh hưởng lớn đến biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng do đó, do đó việc phát triển NLTT cần được quan tâm để phát triển nhanh trong thời gian tới.

Về tiềm năng các nguồn thủy điện, theo quy hoạch bậc thang thủy điện các doàng sông lớn và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Việt Nam có thể phát triển hơn 1200 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 26.500 MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 95 - 100 tỷ kWh.

Theo ông Nguyễn Văn Vy, NLTT của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển cao, cụ thể như sau:

Tiềm năng các nguồn điện gió: Các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh cao nguyên của Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió; tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 377 nghìn MW, trong đó điện gió trên đất liền khoảng 217 nghìn MW, trên mặt biển khoảng 160 nghìn MW.

Tiềm năng các nguồn điện mặt trời: Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm. Tổng tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 434 nghìn MW; trong đó: điện mặt trời quy mô lớn mặt đất khoảng 309 nghìn MW; trên mặt nước khoảng 77 nghìn MW; trên mái nhà khoảng 48 nghìn MW.

Tiềm năng các nguồn năng lượng sinh khối: Nguồn năng lượng sinh khối có thể được sử dụng để phát điện với tổng công suất khoảng 8500 MW.

Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam. Diễn đàn do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức.

Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức.

"Nút thắt" trong chính sách

Ông Nguyễn Văn Vy cho biết, hiện nay việc thiếu các chính sách và quy định hỗ trợ phát triển NLTT có thể cản trở việc áp dụng nguồn năng lượng này. Do bản chất của cấu trúc NLTT, thị trường NLTT cần có các chính sách và thủ tục pháp lý rõ ràng để tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Một trong những bất cấp đến từ cơ chế áp dụng biểu giá hỗ trợ (giá FIT). Theo đó, tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ giá FIT chỉ áp dụng với các dự án đưa vào vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021. Như vậy, từ đầu năm 2021, các dự án điện mặt trời không được áp dụng biểu giá FIT, trong khi cơ chế đấu thầu chưa được ban hành.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Trong đó giá mua điện của dự án điện gió trong đất liền và trên biển được áp dụng giá FIT đối với các dự án vào vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021. Như vậy, sau thời điểm này, các dự án điện gió cũng chưa có cơ chế thực hiện.

Các vị khách mời tham dự Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Các vị khách mời tham dự Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Do vậy, ông Vy cho rằng Bộ Công Thương cần sớm hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó cần đề ra các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định cần thiết cần ban hành.

Cùng với đó, hiện còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn dụng các công nghệ năng lượng tái tạo, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư các dự án, cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Khi chưa có các tiêu chuẩn, chủ đầu tư phải áp dụng theo tiêu chuẩn của quốc gia cung cấp thiết bị. Trường hợp chọn tiêu chuẩn thấp có thể dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng điện năng; phải thay thế, nâng cấp khi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cao hơn tiêu chuẩn đã chọn. Ngược lại, nếu chọn tiêu chuẩn quá cao, dẫn đến tăng giá thiết bị, dự án không cạnh tranh được với các dự án khác cùng loại, hoặc ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.   

Hiện giá giá FIT cho các dự án NLTT được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển. Khả năng phát của các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc nhiều vào tốc điện gió bình quân và bức xạ năng lượng mặt trời; trong khi đất nước trải dài từ Bắc đến Nam với gần 2.000 km với nhiều vùng khí hậu khác nhau, do đó nếu lựa chọn theo mức bình quân sẽ dẫn đến hiện tượng tập trung đầu tư vào khu vực có tốc độ gió, bức xạ tốt, trong khi không thu hút được đầu tư vào khu vực có tốc độ gió, bức xạ thấp. Ông Văn đề xuất cần ban hành biểu giá FIT cho các nguồn NLTT theo một số vùng.

Giá giá FIT cho các dự án NLTT được áp dụng chung, không phân biệt quy mô sẽ dẫn đến bất cập, các dự án có quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn các dự án có quy mô nhỏ hơn nếu có các điều kiện tự nhiên tương tự. Đề nghị giá FIT thay đổi theo quy mô công suất áp dụng đối với các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đối với các dự án có quy mô lớn, thực hiện theo cơ chế giá bán điện được xác định trên cơ sở đàm phán Hợp đồng mua bán điện giữa chủ đầu tư và đơn vị mua điện, tương tự như tại các dự án điện (thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí,..) đã và đang thực hiện.

“Các cơ quan quản lý cần đưa ra các chính sách với các điều kiện tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, giúp vượt qua các rào cản và đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án. Tuy nhiên, các cơ chế hỗ trợ phát triển NLTT chưa đưa ra được định hướng lâu dài” – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển năng lượng tái tạo: "Cửa" lớn đã mở!

    14:49, 28/10/2020

  • Chủ tịch VCCI: Sẽ có cuộc “đổ bộ” của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo

    14:37, 28/10/2020

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

    13:45, 28/10/2020

  • Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Hướng dẫn vẫn “cản đường”

    11:00, 28/10/2020

  • Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Gợi mở từ thực tế

    11:00, 28/10/2020

  • Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp tổng thể cho điện mặt trời

    16:52, 27/10/2020

  • Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

    11:00, 26/10/2020

NHÓM PHÓNG VIÊN