Doanh nghiệp nông sản hướng tới EVFTA và đối tác ASEAN

NGÂN GIANG 17/11/2020 10:05

EVFTA và đối tác ASEAN là cơ hội để doanh nghiệp ngành hàng lương thực, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam bứt phá và hướng tới, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 lần 2.

Đó là chia sẻ của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngành hàng lương thực, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam khi nói về hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực từ tháng 8/2020, và Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam vừa được diễn ra trong những ngày qua.

EVFTA và đối tác ASEAN là cơ hội để doanh nghiệp ngành hàng lương thực, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam, bứt phá và hướng tới

EVFTA và đối tác ASEAN là cơ hội để doanh nghiệp ngành hàng thủy hải sản của Việt Nam bứt phá và hướng tới.

Cơ hội cho doanh nghiệp nông sản

Theo bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm (FFA) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Đông Hiệp, nhận định Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Và đây chính là cơ hội cho ngành hàng lương thực, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam.

bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm (FFA) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Đông Hiệp, nhận định: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Và đây chính là cơ hội cho ngành hàng lương thực, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm (FFA) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Đông Hiệp.

Có thể nói, EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, có mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết. Do đó, EU là đối tác thương mại quan trọng và là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Chính vì vậy, "không chỉ có các mặt hàng, sản phẩm của ngành chúng tôi hưởng lợi từ EVFTA mà Việt Nam đang có nhiều ngành nghề có lợi thế hưởng lợi từ các cam kết theo Hiệp định này, trong đó phải kể đến các ngành như dệt may, da giày, hàng hải,..." - bà Chi nói.

Cũng theo bà Lý Kim Chi, hiện tất cả các mặt hàng lương thực, nông sản, thủy hải sản của Việt Nam đều có nhiều cơ hội từ các cam kết trong hiệp định này. Trong đó, một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực chính là rau quả khi phần lớn về 0% (thuế cũ 10-20%); các mặt hàng nông sản đã qua chế biến thời gian qua lại chịu thuế rất cao khi vào thị trường này, như: Cà phê hòa tan đang ở mức 20-40% sẽ về 0% và cả hạt tiêu, hạt điều, mật ong tự nhiên cũng về 0%, Gạo đang ở mức từ 5-45% được giảm thuế 0%; thủy hải sản khoảng 90% dòng thuế sẽ giảm về 0% trong 3 – 4 năm. Và đây chính là lợi thế lớn so với các nước khác cùng xuất khẩu thủy sản, bởi mức thuế nhập khẩu EU hiện khoản 14%.

Như vậy, EVFTA đang được kỳ vọng sẽ là cú hích, động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và vượt qua những khó khăn, thách thức đang phải đối mặt hiện nay. Do đó, ngay từ đầu, các doanh nghiệp đã chuẩn bị từ khâu giống, vật tư đầu vào đến quy trình nuôi trồng,... để đón sóng cơ hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp ngày càng năng động trong tìm kiếm thị trường, liên kết với nông dân thực hiện đúng các khuyến cáo từ các cam kết của EU để nâng cao giá trị sản phẩm Việt và đủ điều kiện xuất khẩu sang EU. Nhờ đó, hơn hai tháng qua, đơn hàng đặt mua từ khách hàng EU tăng rất nhiều. Thời gian tới, nếu chúng ta làm tốt vấn đề truy xuất nguồn gốc, kiểm soát tốt chất lượng nông thủy sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu vào EU sẽ còn lớn hơn nữa.

Trước đó, giữa tháng 9, các lô hàng tôm, gạo, bưởi, cà phê, chanh leo, dừa tươi, thanh long,... cũng lần lượt được xuất khẩu sang thị trường EU theo hiệp định EVFTA, hưởng thuế suất 0%.

Kết quả này một phần do các doanh nghiệp Việt ngày càng năng động trong tìm kiếm thị trường, liên kết với nông dân thực hiện đúng các khuyến cáo của EU khi thực thi EVFTA nên nâng cao giá trị nông thủy sản, được phía đối tác EU đánh giá cao. Một phần nhờ những nổ lực cải cách nhanh chóng từ Chính phủ, các bộ ngành khi sớm ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực thi Hiệp định EVFTA, nhanh hơn rất nhiều so với các FTA trước đây. Trong đó có một số văn bản chuẩn bị trước, có hiệu lực cùng lúc với Hiệp định, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận dụng. Đồng thời đây cũng là những hỗ trợ kịp thời trong việc kết nối các doanh nghiệp tiếp cận các đối tác từ các hiệp hội ngành nghề trong cả nước.

Tóm lại, "dù trong bối cảnh giữa lúc đại dịch Covid-19 đang lan rộng, tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, thì hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua vẫn tăng trưởng dương; giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng qua đã đạt 33,6 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm bối cảnh kinh tế ổn định)" – bà Chi nhận định.

Khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19 

Ở lĩnh vực chế biến thuỷ sản, ông Trần Văn Lật – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thuỷ sản Lộc Kim Chi, cho rằng Việt Nam đã xác định "mục tiêu kép" là vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch hiệu quả. Do đó, ở các địa phương, ngoài việc cho dừng một số hoạt động không thiết yếu như quán bar, karaoke ... đồng thời, tạm dựng các sự kiện tập trung đông người thì tất cả các hoạt động khác đều diễn ra bình thường trên cơ sở đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch. Đến nay thì cơ bản chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh, mọi hoạt động kinh tế xã hội đều bình thường.

ông Trần Văn Lật – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thuỷ sản Lộc Kim Chi, cho rằng: Sau làn sóng Covid thứ 2, Việt Nam đã xác định và áp dụng nhiệm vụ kép, một mặt vừa phát triển kinh tế, một mặt chống dịch hiệu quả.

Việt Nam đã xác định nhiệm vụ kép: một mặt vừa phát triển kinh tế, một mặt chống dịch hiệu quả.

Do tính chất đặc thù là ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho toàn xã hội nên dù tại thời điểm nào, thì các doanh nghiệp trong ngành vẫn nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Nhà nước về công tác tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch. "Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn duy trì bình thường, ổn định và dự phòng cả trong trường hợp nhu cầu tăng cao do dịch bệnh trong nước phức tạp và có chiều hướng xấu hơn, thì có thể đẩy mạnh tăng công suất sản xuất lên tối đa; chủ động được nguồn cung và nguồn dự trữ thực phẩm, đảm bảo đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho người dân, tạo niềm tin và sự an tâm, ổn định trong cộng đồng xã hội, doanh nghiệp" – ông Lật nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lật, nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước tăng mạnh trở lại, kéo theo đó doanh thu bán lẻ hàng hóa các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng trưởng mạnh khi tăng 8,8% và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu hàng hóa. Dù vậy thực tế với những tác động chung do dịch, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu có trở lại nhưng vẫn giảm rõ rệt so với cùng kỳ các năm trước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn, áp lực về tài chính, cụ thể: Doanh số giảm do doanh thu từ hoạt động xuất khẩu có giảm rõ rệt so với trước đây nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả các chi phí cố định để duy trì hoạt động của doanh nghiệp; trả lương và các khoản bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) cho người lao động để ổn định cuộc sống; phát sinh thêm nhiều các chi phí phục vụ so với ngày thường cho việc vệ sinh, sát khuẩn, tăng cường các biện pháp ứng phó phòng dịch Covid-19 trong tình hình mới (khẩu trang, cồn, xà phòng, hóa chất sát khuẩn nhà máy,..) và áp lực nợ vay ngân hàng tới hạn.

Song điều đáng ghi nhận theo ông là “mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, tuy nhiên các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm không thụ động, chờ đợi mà đã đã tích cực tìm kiếm và triển khai nhiều sáng kiến, giải pháp khác nhau để mở rộng cơ hội phát triển như tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm mới sử dụng các nguyên liệu vốn dĩ trong nước; triển khai các chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại hầu hết các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ, phương thức phân phối, thực hiện kết hợp tốt kinh doanh online,...  để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực”.

Hợp tác trong khu vực ASEAN

Tương tự, ở lĩnh vực chế biến nông sản, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, chia sẻ "Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như ASEAN đang gặp những khó khăn và thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, ngày 12-13/11/2020 Việt Nam đã tổ chức được các chuỗi hội nghị kinh doanh trong Tuần lễ cao cấp ASEAN tại Hà Nội là rất đáng hoan nghênh. Đây là cơ hội rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt".

ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, chia sẻ: Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như ASEAN đang gặp những khó khăn và thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, ngày 12-13/11/2020 Việt Nam đã tổ chức được các chuỗi hội nghị kinh doanh trong Tuần lễ cao cấp ASEAN tại Hà Nội là rất đáng hoan nghênh

Ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám đốc Công ty Vinamit.

Cũng theo ông Viên, việc tổ chức các chuỗi hội nghị kinh doanh không chỉ là cơ hội mở ra để các doanh nghiệp tìm kiếm các liên kết, mà còn là dịp để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ nhìn nhận và đánh giá lại cách thức kinh doanh cũ, ứng dụng công nghệ và mạng Internet nhằm chuyển đổi mô hình kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực và chi phí; mở rộng tiếp cận thị trường, giúp người lao động có thể làm việc từ xa, tránh các tiếp xúc trực tiếp không thật cần thiết, qua đó vượt qua giai đoạn khó khăn hậu Covid -19, để tồn tại và phát triển.

Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã chính thức tiếp quản vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với chủ đề: “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Trong đó, trọng tâm là: “phát huy sức mạnh nội lực của hiệp hội thông qua sự đoàn kết, liên kết, gắn kết. Về kinh tế, lấy cộng đồng làm trung tâm gắn kết với mỗi quốc gia, trong sản xuất lấy con người làm trung tâm điều hành là điều rất đáng ghi nhận. Do đó, đây chính là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò và vị thế của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm của một thành viên tích cực trong cộng đồng ASEAN”.

Với những nỗ lực trên, ông Viên cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ luôn có nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN ở các lĩnh vực về nông nghiệp, logistic, kỹ thuật, lao động,... Điều này cũng đã thể hiện rõ trong thời gian qua. Đơn cử, năm 2019 tổng kim ngạch hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 57 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với 25 năm trước đây và chiếm tỷ trọng 11% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu từ các nước ASEAN trong suốt 25 năm qua. Tính đến cuối tháng 7/2020, vốn FDI của các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam đạt gần 82 tỷ USD, chiếm 21,6% tống vốn đăng ký vào Việt Nam. Đặc biệt, quy mô bình quân một dự án của các nước ASEAN là 19,9 triệu USD, cao hơn mức trung bình của các dự án FDI vào Việt Nam -ông Viên nhấn mạnh.

Như vậy, nhìn vào bức tranh tổng thể và sự chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sau Covid -19 lần 2 cho thấy, sức bật và sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới chính là EVFTA và đối tác ASEAN.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu thủy sản: Động lực lớn từ EVFTA

    06:30, 15/11/2020

  • Hiểu tường tận EVFTA để không “tuột” mất cơ hội

    11:00, 12/11/2020

  • EVFTA mở ra triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản

    04:00, 12/11/2020

  • EVFTA VỚI CÁC NGÀNH (Kỳ 3): Nhóm các mặt hàng gỗ ít được hưởng lợi

    04:30, 31/10/2020

  • Vai trò của RCEP trong quá trình tái thiết ASEAN

    07:00, 16/11/2020

  • HDBank là một trong những nhà đồng hành Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37

    19:47, 16/11/2020

  • An Phát Holding chiến thắng kép tại giải thưởng Asean Business Awards 2020

    19:29, 16/11/2020

NGÂN GIANG