Giá nào cho khí thải carbon?: Hàng rào... thuế “carbon”

PHAN NAM 03/12/2020 11:00

Một số nền kinh tế kinh tế lớn trên thế giới đang hoặc chuẩn bị bắt buộc các doanh nghiệp phải trả tiền để được phát thải carbon.

LTS: Một số thị trường “khó tính” như EU... đang chuẩn bị áp thuế carbon đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu bị áp thuế này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải gia tăng chi phí và giảm tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, quy định về thị trường carbon đã được đưa vào  Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.

 Định giá carbon là một trong những phương thức để đạt được các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính.

Định giá carbon là một trong những phương thức để đạt được các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính.

Điều này dự báo sẽ tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam.

Những nước không áp chi phí cho khí thải carbon cho doanh nghiệp cũng có thể bị áp thuế carbon khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác có các chính sách hạn chế khí thải carbon nghiêm ngặt. Đây sẽ là một thách thức trong tương lai đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Gia tăng chi phí

Đáng chú ý, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho biết lần kiểm kê quốc gia về khí nhà kính mới nhất được thực hiện vào năm 2014 cho thấy, lĩnh vực đóng góp phát thải khí nhà kính đứng thứ 2 là nông nghiệp, tiếp đến là công nghiệp, chất thải…

Xanh hóa ngành dệt may: Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế

Xanh hóa ngành dệt may là cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Thực ra, không phải đến bây giờ phát thải carbon mới được nhắc đến. Thậm chí được coi là hàng rào thương mại lớn của ngành dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường quốc tế. Một số thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu đang có quy định về dán nhãn carbon, trong đó, yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu về mức độ phát thải cacbon trên dây chuyền công nghệ sản xuất ra sản phẩm dệt may.

Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Giám đốc Dự án VNPMR cho biết: Việt Nam vừa hoàn thành NDC cập nhật và đã gửi cho ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Theo đó, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương 83,9 triệu tấn CO2. Mức đóng góp giảm nhẹ sẽ tăng lên 27%, tương đương 250,8 triệu tấn CO2 khi nhận được hỗ trợ quốc tế. Trong giai đoạn tới, định giá carbon là một trong những phương thức để đạt được các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính.

Hình thành thị trường carbon

Tuy nhiên, xây dựng thuế carbon liên quan đến định giá carbon, một công việc khó khăn vì nó đòi hỏi gán giá trị cho những tổn thất môi trường hoặc lượng hóa lợi ích của việc được hít thở bầu không khí trong lành. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban Stiglitz-Stern đề xuất, đến năm 2030, giá carbon toàn cầu phải ở mức 75-100 USD/tấn để đạt mục tiêu nhiệt độ trái đất không nóng lên quá 2oC.
Tại Việt Nam, với việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của Việt Nam hiện nay, mức chi trả cụ thể là, đối với nhà máy nhiệt điện than, mức thu 4 đồng/kwh (tương đương 2 USD/tấn CO2). Đối với xi măng mức thu là 2.100 đồng/tấn Clinker (tương đương 1,35 USD/tấn CO2).

Việt Nam cũng đã tham gia thị trường chính thống bán tín chỉ carbon. Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 255 dự án theo cơ chế phát triển sạch và 12 chương trình hoạt động được Ban chấp hành quốc tế về phát triển sạch công nhận. Những dự án, chương trình được ban này công nhận, hoàn toàn được phép trao đổi, mua bán trên thị trường carbon toàn cầu.

Theo ông Cường, hiện đã có trên 70 dự án/chương trình được cấp với tổng lượng khoảng 22 triệu tín chỉ carbon, với lượng giảm phát thải khí nhà kính là 22 triệu tấn CO2 tương đương. Tuy nhiên, khoảng 40 dự án tìm được đối tác để bán tín chỉ cacbon, số còn lại được cấp tín chỉ carbon nhưng chưa tìm được đối tác để bán.

Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội, để doanh nghiệp hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Những nước không áp chi phí cho khí thải carbon cho doanh nghiệp cũng có thể bị áp thuế carbon khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đây sẽ là một thách thức trong tương lai đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để vào nhóm 30 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất khẩu năm 2019 đạt 264,19 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp năm 2019 ước đạt 41,3 tỷ USD, xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 02/12: Giá nào cho khí thải carbon?

    ĐIỂM BÁO NGÀY 02/12: Giá nào cho khí thải carbon?

    09:00, 02/12/2020

  • 51,5 triệu USD hỗ trợ giảm lượng khí thải carbon cho Việt Nam

    51,5 triệu USD hỗ trợ giảm lượng khí thải carbon cho Việt Nam

    19:30, 22/10/2020

  • Carlsberg cam kết xoá bỏ hoàn toàn khí thải Carbon vào năm 2030

    Carlsberg cam kết xoá bỏ hoàn toàn khí thải Carbon vào năm 2030

    07:58, 06/07/2017

PHAN NAM