Cần làm rõ nguồn vốn của các hãng hàng không tư nhân trước khi hỗ trợ

THY HẰNG 04/12/2020 03:30

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định việc hỗ trợ các hãng bay phải bình đẳng nhưng cần xem xét vốn xuất phát từ đâu và hỗ trợ theo phương thức nào.

Trước những ý kiến về việc các hãng hàng không tư nhân kiến nghị vay ưu đãi sau khi Vietnam Airlines được hỗ trợ về tài chính, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết các hãng bay được hỗ trợ một cách bình đẳng sau khi chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhà nước cần bảo toàn nguồn vốn này sau khi hãng bị tác động nặng nề do đại dịch

Nhà nước cần bảo toàn nguồn vốn tại Vietnam Airlines sau khi hãng bị tác động nặng nề do đại dịch.

Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết đã cùng các bộ, ngành khác đề xuất và ban hành một số chính sách hỗ trợ trong bối cảnh hiện nay như giảm giá dịch vụ hàng không, giảm phí mặt đất, giảm thuế nhiên liệu bay... và việc này đối xử bình đẳng không phân biệt hãng hàng không nào. 

Tuy khẳng định bình đẳng, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng nhấn mạnh Vietnam Airlines có sự khác biệt so với các hãng bay tư nhân do có vốn Nhà nước.

“Việc bảo toàn vốn Nhà nước là khía cạnh để soi xét. Vốn Nhà nước ở đó thì Nhà nước cần bảo toàn nguồn vốn này sau khi hãng bị tác động nặng nề do đại dịch. Việc hỗ trợ các hãng tư nhân cũng phải bình đẳng, nhưng cần xem xét vốn chủ sở hữu xuất phát từ đâu và hỗ trợ theo phương thức nào”, ông Đông trả lời ngắn gọn.

Hiện tại, Chính phủ là chủ sở hữu 86% vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines. Quốc hội mới cũng cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho hãng bay này vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, các hãng hàng không tư nhân mới đây cũng có đề xuất vay ưu đãi. Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Vietjet cho hay biết, đại dịch Covid-19 khiến Vietjet lỗ 2.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Hãng đã bán nhiều tài sản tích lũy trong nhiều năm hoạt động để giảm thua lỗ.

Theo bà Phương nêu vấn đề quan trọng nhất của Vietjet hiện nay cần tăng được dòng tiền thanh khoản. Vietjet đã cố gắng hết sức kể cả những giải pháp trả lương phi công theo giờ, giảm 70-80% lương lãnh đạo nhưng nhưng với gánh nợ khủng, hãng rất cần được Chính phủ hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng nhấn mạnh Vietnam Airlines có sự khác biệt so với các hãng bay tư nhân do có vốn Nhà nước.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng nhấn mạnh Vietnam Airlines có sự khác biệt so với các hãng bay tư nhân do có vốn Nhà nước.

"Vietjet mong được khoản vay 3-5 năm từ nguồn tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại để cho doanh nghiệp hàng không vay nhằm vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Có thể chỉ định hai ngân hàng nhà nước có tiềm lực mạnh cùng tham gia hỗ trợ hàng không. Sau 3 năm Vietjet có thể trả lãi suất vay ưu đãi với vốn", bà Phương đề xuất.

Về phía Bamboo Airways, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Khắc Hải cho biết, dù thực hiện nhiều giải pháp tăng vốn góp từ cổ đông, tăng đội bay, đường bay nhưng dịch Covid-19 khiến doanh thu Bamboo Airways doanh thu sụt giảm.

Đại diện Bamboo Airlways kiến nghị: "Bamboo Airlways đã kiến nghị hỗ trợ lên nhiều cấp. Chúng tôi đồng ý với kiến nghị như Vietjet, đề xuất Chính phủ hỗ trợ chung cho các hãng chứ không riêng Bamboo Airways bằng hình thức cho vay tái cấp vốn cho các hãng hàng không. Các hãng đi vay trực tiếp từ ngân hàng thương mại với lãi suất 2-3%, thời hạn vay 2-3 năm và đảm bảo bằng tài sản".

Các hãng hàng không đều kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hàng không như giảm 50% phí cất hạ cánh, giảm giá dịch vụ điều hành bay nội địa, giảm thuế môi trường giá xăng từ 3.000 đồng/lít xuống 900 đồng/lít đến hết năm 2021, miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, phụ tùng vật tư thiết bị.

TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trên tầm nhìn quốc gia các hãng hàng không Việt Nam cần phải được hỗ trợ của Nhà nước như hỗ trợ bằng lãi suất tái cấp vốn.

"Trật tự hàng không quốc tế thay đổi, vì thế thời điểm này là thời điểm quyết liệt để thay đổi cuộc chơi. Lúc này các hãng hàng không Việt Nam phải bàn sâu những giải pháp căn cơ để kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ", ông Thiên đề nghị như vậy vì nhận định cuộc chơi hàng không trong đại dịch COVID-19 vẫn còn khốc liệt, nếu thực hiện giải pháp ăn đong, cào bằng sẽ dẫn tới cảnh tất cả cùng chết.

Có thể bạn quan tâm

  • Thứ trưởng Bộ GTVT: Xử lý nghiêm tiếp viên hàng không làm lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng!

    19:15, 02/12/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways

    19:40, 01/12/2020

  • Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn - "Sân bay khu vực hàng đầu thế giới 2020"

    14:05, 01/12/2020

  • Các hãng hàng không cần Nhà nước hỗ trợ bằng lãi suất tái cấp vốn

    04:00, 27/11/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: ACV là đơn vị thực hiện đầu tư mở rộng Cảng hàng không Điện Biên

    00:00, 27/11/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Dự kiến Quý II/2021 khởi công Dự án xây dựng Nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

    00:00, 27/11/2020

  • Hàng không lỗ nặng, đề xuất giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay hết năm 2021

    15:31, 23/11/2020

  • "Cứu nguy" doanh nghiệp hàng không tới cả năm 2021

    04:00, 23/11/2020

THY HẰNG