Vì sao đối tác lớn nhất của Apple đầu tư vào Việt Nam?

THY HẰNG 17/12/2020 05:00

Foxconn đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (Ipad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Bắc Giang, Việt Nam theo yêu cầu của Apple.

Chiều ngày 16/12, Văn phòng Chính phủ phát thông tin cho biết Công ty Foxconn đã chuyển đổi từ ngày 26/11/2020 để tránh những rủi ro ở Trung Quốc.

việc chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad và Macbook ra khỏi Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động sản xuất và hạn chế những tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Việc chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad và Macbook ra khỏi Trung Quốc của Foxconn sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động sản xuất và hạn chế những tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Theo đó, hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới Foxconn chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (Ipad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Bắc Giang.

Foxconn đã thông báo khoản đầu tư mới 270 triệu USD vào Việt Nam. Dây chuyền tại Bắc Giang dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021.

Trước đó, Bloomberg xác nhận các đối tác của Apple đã tăng cường năng lực sản xuất iPhone tại Ấn Độ và các công ty lắp ráp AirPods đã bổ sung một số dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam.

Theo trang mạng phonearena.com, việc chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad và Macbook ra khỏi Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động sản xuất và hạn chế những tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Các công ty đặt tại Đài Loan (Trung Quốc) như Foxconn cũng đang tìm cách di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đến một số nước như Mexico, Ấn Độ...Một số AirPod đã được sản xuất tại Việt Nam.

Năm 2021, thế hệ thứ ba của AirPod dự kiến cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam.

Việc di dời một phần sản xuất sang Việt Nam diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc lên cao. Như trang silicon.co.uk thông tin, trong 4 năm qua, Mỹ đã tăng thuế đối với các mặt hàng điện tử sản xuất tại Trung Quốc cũng như hạn chế nguồn cung linh kiện, ưu tiên sử dụng công nghệ Mỹ thay vì Trung Quốc vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia.

Trang engadget.com nhận định việc di dời một phần sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp giảm ảnh hưởng nếu căng thẳng thương mại trở nên tồi tệ hơn và có thể giúp ích cho việc duy trì sản lượng ngay cả khi chính quyền mới của ông Biden hạ nhiệt căng thẳng.

Trong khi đó, theo Nikkei, Foxconn di dời do muốn tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vừa được ký kết vào ngày 15/11, để tăng sản lượng tại Việt Nam. 

Mặc dù Trung Quốc là một thành viên của RCEP, những căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến nhiều công ty như Foxconn tìm kiếm các khu vực sản xuất tốt hơn. Việt Nam có lợi thế là ở sát Trung Quốc, giúp việc nhập linh kiện dễ dàng hơn. Phí nhân công rẻ cùng sự tham gia vào RCEP là những lợi thế khác thu hút Foxconn. "Làn sóng đầu tư vào Việt Nam của những tập đoàn lớn là rất đáng chú ý", Nikkei trích lời ông Young Liu, Chủ tịch Foxconn. Ông Liu cũng cho biết việc tìm đất ở phía Bắc là "khá khó khăn".

Bình luận về điều này, Bloomberg nhận định, bằng cách giúp di dời hoạt động sản xuất không phù hợp với Mỹ đến những nơi như Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Bangladesh và Mexico, chính quyền Washington có thể đảm bảo quan hệ tốt đẹp với họ thông qua tạo việc làm, đầu tư và chuyển giao công nghệ một cách có kiểm soát.

Foxconn di dời do muốn tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vừa được ký kết vào ngày 15/11, để tăng sản lượng tại Việt Nam.

Foxconn di dời do muốn tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vừa được ký kết vào ngày 15/11, để tăng sản lượng tại Việt Nam.

Việt Nam đã cho thấy tiềm năng đặc biệt để trở thành trung tâm sản xuất như Trung Quốc, bằng chứng là Samsung đã tuyển dụng hơn 100.000 lao động tại đây. Tất cả những điều này đòi hỏi một sự thay đổi lớn so với cách tiếp cận cũ của ông Trump đối với thương mại - vốn chủ yếu liên quan đến thuế quan và các rào cản khác.

Chủ tịch Foxconn chia sẻ tập đoàn này đang sản xuất nhiều mặt hàng tại Việt Nam, bao gồm TV, linh kiện điện tử và máy tính. Hiện tại Foxconn có 5 nhà máy tại Việt Nam, tập trung ở các khu công nghiệp đặt tại Bắc Ninh, Bắc Giang. Mặc dù Trung Quốc vẫn có vị thế quan trọng với Foxconn, tập đoàn này vẫn muốn tăng sản lượng bên ngoài đất nước tỷ dân lên 30%.

Có thể thấy, dịch chuyển khỏi Trung Quốc cũng là xu hướng chung của nhiều đối tác Apple như Pegatron, Wistron. Pegatron đã chuyển dần mảng sản xuất iPhone sang Ấn Độ, trong khi Wistron bán cả 2 nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc cho một đối tác Apple khác là Luxshare. Hai công ty nói trên cũng đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam, theo Nikkei.

Luxshare, công ty Trung Quốc sản xuất AirPods cho Apple, cũng đang muốn mở rộng nhà máy ở Bắc Giang. Bloomberg trích lời ông ông Nguyễn Đại Lượng, Phó chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết Bắc Giang đã cấp đất để xây khu ký túc xá rộng 16 ha cho Luxshare.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao biên lợi nhuận của Apple ngày càng sụt giảm?

    11:00, 05/12/2020

  • Tai nghe Airpods Max của Apple có gì đặc biệt?

    11:32, 09/12/2020

  • Apple rớt thê thảm trong BXH những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

    09:52, 02/12/2020

  • Apple đã yêu cầu Foxconn chuyển một số bộ phận sản xuất MacBook và iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam

    14:48, 27/11/2020

  • Chiến lược của Apple khi tung ra ngày càng nhiều phiên bản iPhone

    12:08, 23/11/2020

THY HẰNG