Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều khó khăn

NHÓM PV 17/12/2020 15:27

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp.

Đây là thông tin được ông Thắng nhấn mạnh tại Diễn đàn: Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo thực hiện, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn: Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn: Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cũng tại Diễn đàn, ông Thắng nhấn mạnh, khi quan sát tới sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao ở thời điểm hiện tại, ông nhận thấy sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao (nông nghiệpCNC) hiện còn gặp nhiều rào cản.

70% doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận tín dụng

Theo đó, với vấn đề chính sách thì chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệpCNC ở nước ta thời gian qua còn nhiều bất cập.

“Chẳng hạn, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệpCNC với các quy định thủ tục rườm rà, phức tạp cùng với việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệpCNC dựa trên các tiêu chí theo định tính, thiếu định lượng... khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này. Kết quả điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn cho biết, có tới 70% doanh nghiệp kêu khó khăn khi tiếp cận tín dụng”, ông Thắng nhấn mạnh.

Thứ hai, đó là rào cản về vốn bởi việc phát triển nông nghiệpCNC cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm và nhất là nhập thiết bị.

Thứ ba, đó là rào cản về nhân lực. Theo đó, nguồn nhân lực nông nghiệp là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệpCNC, song hiện đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam.

Theo dự báo, đến năm 2020, Việt Nam thiếu khoảng 3,2 triệu nhân lực nông nghiệp đã qua đào tạo. Trình độ thấp khiến cho phần lớn lao động trong nông nghiệp không đủ năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến, làm hạn chế việc tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

“Mặt khác, việc đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta còn nhiều bất cập: nặng về lý thuyết, nội dung chưa bao trùm hết những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về nông nghiệpCNC, thiếu kiến thức hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, liên kết sản xuất, phát triển chuỗi giá trị, kinh doanh, thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin...”, ông Thắng nhấn mạnh

Thứ tư, rào cản về đất đai. Theo đó, để sản xuất nông nghiệpCNC cần phải có đất đai quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông.

Quá trình tích tụ và tập trung đất đai còn chậm do quy định hạn điền và thời gian sử dụng đất còn bất cập, chưa tạo động lực thu hút các nhà đầu tư; thủ tục thuê, chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp còn nhiều thủ tục gây phiền hà; việc cấp quyền sử dụng đất ở một số địa phương chưa xong gây khó khăn cho thuê, chuyển nhượng hoặc góp đất. Tâm lý giữ đất, dự phòng đất đai để tái sản xuất khi gặp bất ổn. Vì vậy, có tới 63% doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong tiếp cận đất.

Thứ năm, là rào cản về thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ là yếu tố quyết định đến thành bại trong phát triển nông nghiệpCNC. Bởi vì, sản xuất nông nghiệpCNC sẽ tạo ra khối lượng nông sản lớn, thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ giúp cho sản xuất hiệu quả và ngược lại.

Thứ sáu, rào cản về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: Mục tiêu lớn nhất của nông nghiệpCNC là năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao nên vấn đề CNC phải đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, năng lực nội sinh lĩnh vực khoa học công nghệ trong nông nghiệp của nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Cần khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo

Để tháo gỡ những khó khăn trên, ông Thắng cho rằng doanh nghiệp cần nhất là khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo, cho các thiết chế những cái mới,…Khi chúng tôi làm các dự án vẫn bị chi phối bởi các điều luật cũ.

Cùng với đó, việc kiến nghị các bộ ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệpCNC như: đơn giản hóa thủ tục cho vay; hoàn thiện tiêu chí doanh nghiệp nông nghiệpCNC theo hướng định lượng rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho phát triển nông nghiệpCNC; hoàn thiện chính sách đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất; hoàn hiện chính sách xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tháo gỡ rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệpCNC; hoàn thiện chính sách dự báo thị trường; chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản; bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp theo hướng mở rộng sản phẩm bảo hiểm, thủ tục tham gia thuận tiện.

Toàn cảnh Diễn đàn Phát triển Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Toàn cảnh Diễn đàn Phát triển Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ở phía các địa phương, ông Thắng cho rằng các chủ động ban hành các chính sách tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệpCNC...

Ngoài ra, ông Thắng cũng đề xuất các bộ ngành liên quan nên giao đầu mối mà trước hết là các hiệp hội ngành hàng kết nối truyền tải những chính sách, đồng thời kết nối các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Về nguồn vốn, cần nguồn tín dụng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hiện các giá trị đầu tư trên đất nông nghiệp không được chấp nhận là tài sản đảm bảo.

“Do đó, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao khó tiếp cận nguồn vốn này. Những quy định quá cứng của các tổ chức tín dụng làm khó doanh nghiệp. Kiến ng]hị Ngân hàng nông nghiệp cần có cơ chế linh hoạt cho các ngân hàng thương mại đánh giá tính hiệu quả của dự án, đặc biệt các tài sản trên đất như nhà lưới nhà màng”, ông Thắng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch VCCI: Cần "nối vòng tay lớn" hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    14:35, 17/12/2020

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn Phát triển Hệ sinh thái: Hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    14:04, 17/12/2020

NHÓM PV