Định hướng đào tạo nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn đang đặt ra.
Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn Phát triển Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 17/12.
Cụ thể, theo ông Cường, căn cứ vào tình hình thực tế và thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cho nông nghiệp nước ta hiện nay, thời gian tới cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, trong nghiên cứu cũng như đào tạo cần phối hợp chặn chẽ giữa các lĩnh vực cao nghệ cao chủ chốt như nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, công nghệ thông tin với việc phát huy các kiến thức kinh nghiệm truyền thồng trong nông nghiệp. Thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ nông nghiệp.
Hai là, xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo, đào tạo lại nhân lực công nghệ nông nghiệp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau; xây dựng Chương trình mục tiêu về đào tạo và đào tạo lại nhân lực công nghệ nông nghiệp; ban hành chuẩn năng lực công nghệ nông nghiệp cho từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Có chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nghiên cứu và đào tạo ngành nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ nông nghiệp, tạo hệ sinh thái cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ba là, cần xây dựng các mô hình đào tạo thành các công viên công nghệ nông nghiệp hay thung lũng công nghệ nông nghiệp trong liền kề với các trường đại học hoặc liên kết với các trường đại học phục vụ việc tăng cường liên kết trong đào tạo, đổi mới sáng tạo nông nghiệp, nâng cao giá trị cạnh tranh của chuỗi giá trị nông nghiệp. gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề công nghệ nông nghiệp, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bốn là, các cơ sở đào tạo cần phải phối hợp chặc chẽ với các doanh nghiệp công nghệ cao để tự đánh giácải tiến các chương trình đào tạo công nghệ cao nông nghiệp, điều chỉnh nội dung môn học, đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo nhất là năng lực trong nghiên cứu và giảng dạy, tăng cường thực hành thực tập cho sinh viên ngành công nghệ cao trong nông nghiệp song song với trình độ ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin.
Cuối cùng cần có những định hướng, chính sách, chế độ đãi ngộ với giảng viên nghiên cứu và giảng dạy về nông nghiệp công nghệ cao, chính sách về về học bổng, tuyển dụng, đào tạo, thu hút sinh viên vào học ngành công nghệ nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao., gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề công nghệ nông nghiệp, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam
16:58, 17/12/2020
Cần hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
15:30, 17/12/2020
Gỡ nút thắt cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
15:29, 17/12/2020
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều khó khăn
15:27, 17/12/2020
Chủ tịch VCCI: Cần "nối vòng tay lớn" hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
14:35, 17/12/2020
[TRỰC TIẾP] Diễn đàn Phát triển Hệ sinh thái: Hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
14:04, 17/12/2020