CPI năm 2020 tăng 3,23%: Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát
Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra đã đạt được trong bối cảnh một năm có nhiều biến động khó lường.
Chiều nay (27/12), Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.
Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra đã đạt được trong bối cảnh một năm có nhiều biến động khó lường.
Đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%
Theo bà Nguyễn Thị Hương, giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và do nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những yếu tố làm cho CPI tháng 12/2020 tăng 0,10% so với tháng trước, tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đó khiến CPI quý IV/2020 tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2020, CPI tăng 3,23% so với năm 2019. Lạm phát cơ bản năm 2020 tăng 2,31% so với năm 2019.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng tăng giá, 3 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng giá ổn định. Trong 7 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 2,45% so với tháng trước do giá xăng dầu điều chỉnh tăng vào ngày 26/11, ngày 11/12 và ngày 26/12, trong đó: Giá xăng E5 tăng 1.630 đồng/lít, giá xăng A95 tăng 1.770 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 1.540 đồng/lít so với tháng trước. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,15% so với tháng trước do thời tiết rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc nên nhu cầu mua sắm quần áo rét, giầy dép tăng làm cho giá các mặt hàng này tăng nhẹ.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13% so với tháng trước do nhu cầu rượu và thuốc lá tiêu dùng trong dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch năm 2021 cũng như chuẩn bị nguồn hàng đón Tết Nguyên đán sắp tới. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12% so với tháng trước do tăng giá dịch vụ cá nhân như: Cắt tóc, gội đầu, uốn tóc.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,01% so với tháng trước do thời tiết rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc nên nhu cầu sử dụng các thiết bị và đồ dùng gia đình phục vụ mùa đông tăng; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01% chủ yếu tăng giá nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt do thời tiết thay đổi thất thường, người dân dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 3 nhóm hàng giảm giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm n cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.hiều nhất, giảm 0,41% so với tháng trước, giảm chủ yếu ở giá thịt lợn, giá thịt gia cầm, giá thủy sản tươi sống, giá rau xanh do nguồn cung nhiều.
Tiếp theo, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,1% so với tháng trước do các công ty du lịch đưa ra các chương trình kích cầu du lịch nội địa làm cho giá dịch vụ du lịch trọn gói giảm. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,03% so với tháng trước do thời tiết lạnh ở các tỉnh phía Bắc và dịu mát ở các tỉnh miền Nam nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm.
Chỉ số giá nhóm hàng bưu chính viễn thông ổn định, trong đó, giá các mặt hàng điện thoại di động giảm do các hãng điện thoại cạnh tranh giảm giá vào dịp cuối năm nhằm kích cầu tiêu dùng, ở chiều ngược lại, giá dịch vụ sửa chữa điện thoại tăng.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, CPI quý IV/2020 tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước. Một số nguyên nhân làm tăng CPI quý IV/2020 so với cùng kỳ năm trước là: Chỉ số giá nhóm thực phẩm quý IV/2020 tăng 6,39% so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá thịt lợn quý IV/2020 tăng 23,21% so với cùng quý năm trước làm cho CPI chung tăng 0,79%; giá gạo quý IV/2020 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu trong nước và thế giới tăng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thêm vào đó chất lượng gạo của Việt Nam được các đối tác trên thị trường quốc tế đánh giá cao.
Chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình quý IV/2020 tăng 6,11% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao nên giá suất ăn ở quán bình dân tăng.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, bên cạnh một số nguyên nhân làm tăng CPI quý IV/2020 còn một số nguyên nhân làm giảm CPI quý IV/2020 so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2020, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 8 đợt tăng/giảm khác nhau giữa các loại xăng và dầu diezen. Bình quân quý IV/2020 giá xăng dầu giảm 25,70% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến ngành du lịch, nhu cầu du lịch của người dân giảm so với cùng kỳ. Chỉ số giá dịch vụ du lịch trọn gói quý IV/2020 giảm 4,82% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu kỷ lục
Cũng theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Cả nước có 134.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 2,236 triệu tỷ đồng, giảm 2,3% về số doanh nghiệp và tăng 29,2% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, còn có 44.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
Có thể bạn quan tâm
Dần giảm tốc, CPI có thể đạt mục tiêu
00:30, 02/08/2020
CPI những tháng tới sẽ ra sao?
11:00, 04/07/2020
CPI tháng 7 tăng 0,4%: Thách thức mục tiêu năm 2020
13:00, 29/07/2020
Những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI tháng 9
11:00, 29/09/2020
CPI tháng 5 tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020
16:00, 29/05/2020
Cần tái nhận định chuỗi giá trị thịt heo trong chỉ số giá CPI
06:00, 28/05/2020