Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Chính phủ không áp thuế lên hàng xuất khẩu Việt Nam

THY HẰNG 15/01/2021 04:30

Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại việc áp thuế quan lên hàng xuất khẩu của Việt Nam gây ra bất lợi cho chính doanh nghiệp và người dân.

Theo The Loadstar (Anh), doanh nghiệp Mỹ đã kêu gọi Chính phủ quốc gia này không áp thuế quan lên hàng hóa Việt Nam như đã áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại việc áp thuế quan lên hàng xuất khẩu của Việt Nam gây ra bất lợi cho chính doanh nghiệp và người dân Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại việc áp thuế quan lên hàng xuất khẩu của Việt Nam gây ra bất lợi cho chính doanh nghiệp và người dân Mỹ.

Ông David French, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) cho hay: "Khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ đặt ra những thách thức lớn hơn đối với doanh nghiệp Hoa Kỳ, dẫn đến chi phí cao hơn đối với người tiêu dùng".

NRF dự báo nếu Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế quan mới lên hàng hóa Việt Nam, người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ chịu thiệt hại 4-9 tỷ USD mỗi năm.

Cũng theo ông David, nhiều công ty chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam do thuế quan mà Hoa Kỳ áp lên hàng hóa Trung Quốc. Áp thuế lên hàng hóa từ Việt Nam sẽ gây thiệt hại cho những công ty này và có thể dẫn tới việc họ chuyển sản xuất trở lại Trung Quốc. 

Trên thực tế, sau hai cuộc điều tra về tỷ giá và ngành gỗ của Việt Nam do Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) thực hiện, hầu hết hiệp hội và doanh nghiệp Mỹ tham gia cuộc điều trần đều nhận định việc Mỹ nhập siêu nhiều từ Việt Nam là do các yếu tố khách quan mà không phải do tiền đồng bị định giá thấp.

Ông Alexander Feldman, Chủ tịch kiêm CEO Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN khẳng định, một trong những nguyên nhấn khiến Mỹ ngày càng nhập siêu nhiều từ Việt Nam là do hàng xuất khẩu nước này đang dần mất lợi thế về thuế quan.

nếu Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế quan mới lên hàng hóa Việt Nam, người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ chịu thiệt hại 4-9 tỷ USD mỗi năm.

Nếu Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế quan mới lên hàng hóa Việt Nam, người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ chịu thiệt hại 4-9 tỷ USD mỗi năm.

Trở ngại lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Mỹ là Việt Nam đã ký kết các hiệp định thuơng mại tự do (FTA) mạnh mẽ với hầu hết quốc gia Liên minh châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đáng tiếc là Mỹ đã rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông nói.

Đồng quan điểm, bà Virginia B. Foote, Chủ tịch Amcham khẳng định, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu không xem chính sách tỷ giá của Việt Nam là vấn đề đối với hoạt động của họ. "Vấn đề là Mỹ gần như đứng ngoài toàn bộ FTAs, trong khi thế quan là yếu tố cực kỳ quan trọng với hàng hoá xuất nhập khẩu", bà nói.

Ông Matt Priest, Chủ tịch kiêm CEO của hiệp hội kinh doanh và thương mại giày dép của Mỹ (FDRA) nói: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ và Việt Nam làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề quan trọng này và mong rằng không có bất kỳ thuế quan bổ sung nào áp lên mặt hàng giày dép".

Việc áp thêm thuế quan với giày dép nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây tổn hại trực tiếp đến doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn vì Covid-19, Matt Priest nói.

Matt Priest cho biết nếu có bất kỳ hành động áp thuế lên hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì bên duy nhất được hưởng lợi là Trung Quốc. Nếu chính quyền Mỹ có hành động làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, các doanh nghiệp sẽ tìm cách quay trở lại Trung Quốc để phục hồi sản xuất. Đặc biệt trong ngành giày dép, Mỹ hiện nay không có nhiều lựa chọn nguồn cung ngoài Việt Nam và Trung Quốc, Matt Priest nhận định.

Về việc "nên ứng xử như thế nào trong thời gian tới", bà Vanessa P. Sciarra, Phó chủ tịch phụ trách pháp lý và chính sách thương mại và đầu tư, Hội đồng Ngoại thương Quốc gia (NFTC) mong rằng "mọi thứ sẽ được bình thường hoá". Bà lo ngại việc áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể khiến mối quan hệ hai nước trở nên tồi tệ hơn trong ngắn hạn, đồng thời có thể gây ra đòn trả đũa thuế quan, làm tổn hại uy tín và bất lợi cho hàng xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • VNDIRECT: Mỹ gán Việt Nam thao túng tiền tệ là chưa khách quan

    11:00, 30/12/2020

  • "Hóa giải" cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Việt Nam

    03:20, 24/12/2020

  • Mỹ “gắn mác” Việt Nam thao túng tiền tệ: Cần đánh giá lại cơ cấu thương mại hai nước

    04:00, 22/12/2020

  • "Gỡ mác" thao túng tiền tệ: Nguy cơ tăng lãi suất liên ngân hàng

    05:30, 21/12/2020

THY HẰNG