Triển vọng kinh tế Việt Nam: Nhiều thách thức phải vượt qua
Tính bất định hiện nay là khủng hoảng kinh tế nhưng lại quyết định bởi y tế.
LTS: Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn năm 2020. Những biện pháp kịp thời và hiệu quả đã giúp Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế trong năm 2021 và trung hạn 2021- 2025.
TS Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - nhận định cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử, tính bất định hiện nay là khủng hoảng kinh tế nhưng lại quyết định bởi y tế. Các chính sách tài khóa, tiền tệ đưa ra nếu diễn biến y tế khác đi là phải thay đổi.
Ông Cường khuyến nghị trong năm 2021 phải tiếp tục ngăn chặn COVID-19, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã ký kết. Nhưng điều cốt lõi của giai đoạn này vẫn là cần tiếp tục chuyển đổi mạnh các thị trường đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ theo nguyên tắc thị trường, gắn với phát triển khu vực tư nhân.
Tuy vây, việc đầu tiên phải hỗ trợ doanh nghiệp. Vấn đề cần đặt trọng tâm giải quyết trong năm 2021 và 5 năm tới, theo PGS TS Vũ Sỹ Cường - giảng viên Học viện Tài chính, là cải cách thuế. Theo ông Cường, chính sách hỗ trợ thuế cần hướng tới đối tượng cụ thể. Hơn nữa, chúng ta hai lần đề xuất thu thuế tài sản nhưng chưa được thông qua. Vì thế, trong trung hạn cần lấy cải cách chính sách thuế là trọng tâm, vì trong ngắn hạn thu ngân sách không hụt giảm nhiều nhưng về dài hạn cần phải tính toán.
Tiếp đó, cần tạo lập cơ chế liên vùng về tài chính để xử lý các vấn đề trên quy mô vùng. Hiện không có cơ chế chia sẻ phối hợp tài chính, trong khi các bộ, ngành chức năng cũng không thể can thiệp vì thiếu cơ chế phối hợp vùng giữa các địa phương. Theo ông Cường, cần tập trung vào phát triển vùng - đây là điểm nghẽn cho phát triển các vùng những năm qua.
Được biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL và xây dựng 6 quy hoạch vùng còn lại. Quy hoạch không chỉ tập trung vào đầu tư phát triển mà tập trung giải quyết các vấn đề của cả vùng. Đơn cử, chúng ta đầu tư gần 20 tỉ đôla vào các cảng nhưng tàu vẫn về cảng Cát Lái (TP.HCM), vì vậy cần liên kết vùng để chia sẻ và giải quyết các vấn đề toàn vùng.
Có thể bạn quan tâm
[eMagazine] Kinh tế Việt Nam 5 năm tới: Giải pháp để phục hồi và tăng tốc
05:00, 20/02/2021
ĐIỂM BÁO NGÀY 19/02: Triển vọng kinh tế Việt Nam
06:05, 19/02/2021
Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
11:11, 17/02/2021
Kinh tế Việt Nam “năm COVID thứ hai” (kỳ III): Những ưu tiên phát triển dài hạn
04:00, 15/02/2021
Kinh tế Việt Nam “năm COVID thứ hai” (kỳ II): Quản lý rủi ro khu vực tài chính
04:00, 14/02/2021
VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Kinh tế Việt Nam 2021-2030: Tạo đà bứt phá
05:30, 13/02/2021