Vốn FDI "đổ" mạnh vào công nghiệp chế biến chế tạo

LINH NGA 26/02/2021 04:00

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng vốn, góp vốn mua cổ phần tính đến 20/2 đạt 5,46 tỉ USD, trong đó có 3 tỉ USD đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo báo cáo nhanh, tính đến ngày 20/2/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. 

fa

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu.

Theo đó, trong tháng 2, có 126 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 74,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 115 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 445 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 71,9% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 543,1 triệu USD, giảm 34,4% so với cùng kỳ.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,44 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 485 triệu USD và gần 153 triệu USD.

Nhìn vào con số trên cho thấy, cuộc thương chiến Mỹ - Trung và những rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc đã phơi bày khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến cho bức tranh thu hút vốn FDI đầu năm 2021 của Việt Nam có một điểm sáng đáng chú ý, đó là dòng vốn đổ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Việc tăng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được xem là xu hướng tích cực của dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua khi Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI theo hướng lựa chọn dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo giá trị gia tăng cao.

Đây là tính hiệu vui cho Việt Nam, vì những dòng vốn này đổ vào những lĩnh vực cần thiết cho phát triển đất nước. Trong đó, có một số dự án lớn đáng chú ý như: Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).

Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư để thực hiện dự án 200 triệu USD

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư để thực hiện dự án 200 triệu USD.

Dự án Nhà máy Kodi New Material Việt Nam (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 270 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại tỉnh Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/1/2021).Dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 210 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm tế bào quang điện tại tỉnh Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/1/2021).

Dự án Công ty TNHH Công nghệ Everwin (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất sản phẩm từ plastic tại tỉnh Nghệ An (cấp GCNĐKĐT ngày 06/01/2021).

Dự án Nhà máy vật liệu bán dẫn United States Enterprises (Hoa Kỳ), tổng vốn đầu tư 110 triệu USD với mục tiêu sản xuất các chi tiết cho máy móc thiết bị sản xuất trong ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử tại thành phố Đà Nẵng (cấp GCNĐKĐT ngày 19/01/2021).

Cũng theo Cục đầu tư nước ngoài, theo đối tác đầu tư, đã có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 1.64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,05 USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc), Hoa Kỳ,…

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 43 tỉnh, thành phố; trong đó, Cần Thơ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,31 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký gần 918 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư. Bắc Giang đứng thứ ba với gần 573 triệu USD, chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM,…

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam bùng nổ nhờ vào dòng vốn FDI

    Xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam bùng nổ nhờ vào dòng vốn FDI

    04:02, 09/02/2021

  • Vốn FDI chảy mạnh vào ngành cà phê

    Vốn FDI chảy mạnh vào ngành cà phê

    04:00, 25/01/2021

  • Hút dòng vốn FDI vào năng lượng tái tạo: “Chất xanh” sẽ song hành cùng chất xám

    Hút dòng vốn FDI vào năng lượng tái tạo: “Chất xanh” sẽ song hành cùng chất xám

    03:30, 03/01/2021

  • Nâng tầm

    Nâng tầm "chất xanh" để thu hút dòng vốn FDI đầu tư vào năng lượng tái tạo

    13:20, 26/12/2020

  • Vốn FDI chảy vào chế biến chế tạo: Nguy hơn cơ

    Vốn FDI chảy vào chế biến chế tạo: Nguy hơn cơ

    05:10, 23/12/2020

LINH NGA