Cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu dự án PPP: Còn nhiều băn khoăn!

THY HẰNG 18/03/2021 11:10

Dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu tăng hoặc giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng.

sxdg

Trên thực tế cơ chế chia sẻ rủi ro luôn là vấn đề được quan tâm, thậm chí khiến nhà đầu tư “băn khoăn” mà chuyên gia nhận định rằng có thể khiến mục tiêu gọi vốn đầu tư vào các dự án công tư khó khăn, thậm chí là thất bại.

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP), hướng dẫn triển khai Luật PPP.

Thu vượt dự toán sẽ chia lại cho Nhà nước

Theo đó, dự thảo Nghị định áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu tăng hoặc giảm so với phương án tài chính trong hợp đồng. Cụ thể, khi doanh thu thực tế của dự án cao hơn 125% doanh thu trong phương án tài chính, doanh nghiệp dự án phải chia sẻ cho nhà nước 50% số tiền vượt trên 125% này.

Khi doanh thu thực tế dự án thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính, nhà nước chia sẻ 50% phần hụt thu thực tế so với mức 75% này.

Điều kiện dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được quy định cụ thể tại Luật PPP.

Dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể cách thức hạch toán phần doanh thu chia sẻ giữa các bên đối với doanh nghiệp dự án PPP, ngân sách nhà nước; trình tự, thủ tục nhà đầu tư nộp phần chia sẻ với nhà nước khi dự án vượt thu, và nhà nước bố trí ngân sách để trả nhà đầu tư khi dự án hụt thu.

Trên thực tế cơ chế chia sẻ rủi ro luôn là vấn đề được quan tâm, thậm chí khiến nhà đầu tư “băn khoăn” mà chuyên gia nhận định rằng có thể khiến mục tiêu gọi vốn đầu tư vào các dự án công tư khó khăn, thậm chí là thất bại.

PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) quan ngại, cơ sở chọn tối đa 75% dễ bị lợi dụng trong thỏa thuận của nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền. Đây là kẽ hở cho tiêu cực bởi mức doanh thu cam kết sẽ phụ thuộc vào khả năng đàm phán của các bên, theo đó không có sự nhất quán giữa các dự án.

“Hơn nữa, theo dự thảo cơ chế chia sẻ phần tăng/hụt thu chỉ được quyết định áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá/phí/thời hạn hợp đồng. Việc này sẽ phát sinh cơ chế xin cho và có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư với nhau”, Chủ tịch VARSI lo ngại.

Khi doanh thu thực tế dự án thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính, nhà nước chia sẻ 50% phần hụt thu thực tế so với mức 75% này.

Khi doanh thu thực tế dự án thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính, nhà nước chia sẻ 50% phần hụt thu thực tế so với mức 75% này.

Đồng thời để giảm thiểu tiêu cực, phải có tiêu chí rõ ràng về việc điều chỉnh giá vé thu phí, điều chỉnh thời hạn hợp đồng… Các tiêu chí này phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi lựa chọn Nhà đầu tư để đảm bảo minh bạch công bằng và nhà đầu tư, ngân hàng có đủ cơ sở đánh giá tính rủi ro trước khi quyết định tham gia Dự án.

Nhà đầu tư lúng túng

Một trong những nội dung mới của dự thảo Nghị định là quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện dự án. Trong đó, nêu rõ các điều kiện phát hành, đối tượng phát hành, phương án phát hành; chế độ công bố thông tin phát hành trái phiếu doanh nghiệp; nghĩa vụ của các bên liên quan đối với nhà đầu tư trái phiếu khi hợp đồng PPP chấm dứt trước thời hạn...

Quy định mới cho phép doanh nghiệp dự án có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn nếu thực hiện dự án hiệu quả hơn so với phương án tài chính quy định tại hợp đồng dự án. Ngược lại, lợi nhuận của doanh nghiệp dự án cũng có thể bị giảm nếu doanh nghiệp dự án không quản lý dự án hiệu quả như dự kiến ban đầu.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định cũng bao gồm một số nội dung chính như: hướng dẫn lập phương án tài chính của dự án PPP; Huy động, quản lý, thanh toán, sử dụng các vốn thực hiện dự án PPP; Quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng...

Đáng nói hơn, nhiều doanh nghiệp đang lo ngại các dự án đã được phê duyệt trước đó nhưng đang trong giai đoạn thương thảo sẽ được áp dụng như thế nào. Ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả băn khoăn, việc 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam liệu có được áp dụng theo Luật PPP hay không.

“Các dự án cao tốc Bắc - Nam được phê duyệt chủ trương trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực. Tuy nhiên, quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, đặc biệt là công tác thu xếp vốn tín dụng lại diễn ra sau thời điểm Luật PPP có hiệu hiệu lực. Chúng tôi đang chờ đợi cơ quan chức năng ban hành nghị định hướng dẫn về các điều khoản chuyển tiếp của Luật PPP để nhà đầu tư, ngân hàng yên tâm khi rót vốn vào các dự án này”, ông Thế chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Sẽ đầu tư hơn 6.600 tỉ đồng cho cao tốc Dầu Giây - Tân Phú theo hình thức PPP?

    10:27, 14/03/2021

  • Nhà đầu tư lúng túng vì chưa có văn bản hướng dẫn Luật về PPP

    17:00, 04/03/2021

  • VBF 2020: JCCI đề xuất cơ chế bảo lãnh hợp đồng PPP gỡ “nút thắt” đầu tư vào hạ tầng

    09:47, 22/12/2020

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Nguyên nhân đóng băng các dự án PPP

    12:30, 13/12/2020

THY HẰNG