Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng cho bất động sản được kiểm soát chặt chẽ

THY HẰNG 31/03/2021 19:40

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tín dụng cho bất động sản được kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên có cảnh báo cho các tổ chức tín dụng khi có dấu hiệu không đảm bảo hay rủi ro.

Trao đổi với báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP thẳng thắn nhắc tới nhiều vấn đề tồn tại trong bức tranh kinh tế quý đầu năm, trong đó, đặc biệt là hiện tượng sốt đất diễn ra ở nhiều khu vực.

Thực tế có hiện tượng “Nhiều địa phương đều tăng giá đất, tiềm ẩn nhiều rủi cho nền kinh tế hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đầu tư tín dụng

Thực tế có hiện tượng nhiều địa phương đều tăng giá đất, tiềm ẩn nhiều rủi cho nền kinh tế hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đầu tư tín dụng.

“Nhiều địa phương đều tăng giá đất, tiềm ẩn nhiều rủi cho nền kinh tế hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đầu tư tín dụng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói và tin tưởng các cơ quan quản lý sẽ kiểm soát tốt, chặt chẽ vấn đề này.

Trao đổi thêm về vấn đề “sốt đất”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho biết, thời gian gần đây bất động sản tương đối nóng ở nhiều địa phương, giá cả cũng theo chiều hướng tăng lên.

Một trong những nguyên nhân được ông Tú chỉ ra là do tình trạng "một số người tung tin không chính xác về giá cả, thuế đất, quy hoạch để kiếm lợi nhuận".

Về phía ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, tín dụng cho bất động sản được kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên có cảnh báo cho các tổ chức tín dụng khi có dấu hiệu không đảm bảo hay rủi ro.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, đến ngày 13/3, dự nợ cho vay bất động sản của ngân hàng tăng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay, là 2,04%. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản phân khúc thị trường cao cấp, khả năng thanh khoản không cao, hiện được kiểm soát với chế tài trực tiếp, gián tiếp.

Ngoài ra còn dư nợ đầu tư vào các sản phẩm hàng hoá tiêu dùng cho đa số người dân như nhà thu nhập thấp, nhà giá rẻ... 

Đặc điểm của những cơn

Đặc điểm của những cơn "sốt đất ảo" là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị.

Ghi nhận thực tế thời gian qua cho thấy, trong vài năm trở lại đây số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Đặc điểm của những cơn "sốt đất ảo" là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai.

Thông qua lực lượng "cò đất" hùng hậu, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Những người nhảy vào sau cùng sẽ "chết chìm".

Từ thực tế trên, thời gian qua nhiều địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị… đã đưa ra cảnh báo để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá đất sốt ảo hiện nay.

Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và  thị trường BĐS, Bộ Xây dựng thừa nhận có hiện tượng giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để “thổi giá” nhằm thu lợi bất chính.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường BĐS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (quy hoạch, nâng cấp đơn vị hành chính, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đặc biệt là về hệ thống đường giao thông,…) để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hộ chiếu vắc xin": Không đơn giản và phải làm từng bước

    19:20, 31/03/2021

  • Truyền lửa của Chính phủ cũ cho Chính phủ mới

    18:34, 31/03/2021

  • Đầu tư FDI lần đầu tăng trưởng dương kể từ khi dịch COVID-19

    16:48, 31/03/2021

THY HẰNG