Vì sao chuyển đổi hình thức đầu tư dự án cầu Châu Đốc?
Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 2440/VPCP-CN về truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về chuyển đổi dự án cầu Châu Đốc từ hình thức BOT sang đầu tư công.
Phó thủ tướng giao UBND tỉnh An Giang nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ: Tư pháp, GTVT, KH-ĐT, Tài chính để thục hiện thủ tục chấm dứt đầu tư dự án cầu Châu Đốc theo hình thức hợp đồng BOT theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời thống nhất với Bộ GTVT về cơ quan có trách nhiệm tiếp tục quản lý đầu tư Dự án, làm cơ sở để triển khai Dự án theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về đầu tư công.
Phối cảnh tổng thể cầu Châu Đốc.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, hàng năm, các khu du lịch tại thành phố Châu Đốc và huyện Tịnh Biên đón hơn 5 triệu lượt khách đến tham quan, nên việc đầu tư xây dựng cầu Châu Đốc có ý nghĩa hết sức quan trọng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội và du lịch của địa phương.
Dự án được Bộ GTVT có chủ trương đầu tư vào năm 2015 theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng. Sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và trải qua công tác đấu thầu, Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng 168 - Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt - Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng 620 được Bộ GTVT chọn là nhà đầu tư với mục tiêu hoàn thành công trình có tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng này vào năm 2018.
Tuy nhiên, do sự điều chỉnh các quy định pháp luật mới về hình thức đối tác công tư (PPP), chi phí lãi vay của Dự án tăng, mức phí sử dụng đường bộ tối đa bị giới hạn, lưu lượng xe thực tế tại phà Tân Châu, Hồng Ngự giảm hơn so với lưu lượng dự báo dẫn đến dự án mất khả năng thu hồi vốn, không đủ cơ sở để ngân hàng thương mại cho vay đầu tư.
Trong quá trình đàm phán, nhà đầu tư trúng thầu đề nghị nếu được Nhà nước hỗ trợ khoảng 190 tỷ đồng thì Dự án khả thi về tài chính. Việc đề xuất của nhà đầu tư trúng thầu không được chấp thuận vì Dự án này không nằm trong tiêu chí phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020.
Do chưa có cầu, hiện nay người dân và du khách phải sử dụng phà Châu Giang để kết nối hai bờ: TP.Châu Đốc và thị xã Tân Châu.
Qua nhiều lần đàm phán hợp đồng giữa Bộ GTVT với Nhà đầu tư trúng thầu các bên đã không thống nhất được phương án đầu tư. Nhà đầu tư trúng thầu đã đề xuất dừng công tác đàm phán hợp đồng.
Dự án cầu Châu Đốc bắt qua sông Hậu có điểm đầu nối vào Quốc lộ 91 khoảng Km 113+071 tại khu vực phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc (điểm đầu tuyến N1 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên); điểm cuối tại khu vực giao với đường tỉnh 953, thị xã Tân Châu. Chiều dài: 3,26 km, trong đó chiều dài cầu là 667 m.
Do chưa có cầu, hiện nay người dân và du khách phải sử dụng phà Châu Giang để kết nối hai bờ: TP.Châu Đốc và thị xã Tân Châu.
Có thể bạn quan tâm
Đề xuất đầu tư cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng sớm hơn dự kiến
11:06, 15/11/2020
Đưa dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng vào kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025
15:29, 06/08/2020
"Khơi thông" bế tắc cho dự án BOT xây dựng cầu Châu Đốc
04:40, 29/04/2020
An Giang thí điểm “du lịch thông minh” tại Châu Đốc
06:06, 19/12/2019