Phát triển logistics Hải Phòng: Đề xuất cơ chế ưu đãi trong thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng

ĐÀO TRỌNG KHOA - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam 28/04/2021 03:40

Ngành logistics được xác định là một trong ba mũi nhọn kinh tế của TP Hải Phòng, để thu hút đầu tư phát triển TP cần có cơ chế ưu đãi trong việc định ra các ưu đãi đầu tư, nhất là kết cấu hạ tầng.

Điểm nổi bật của ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay là chi phí logistics còn ở mức cao so với mức trung bình của thế giới. Kết cấu hạ tầng logistics chưa đồng bộ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, thiếu các trung tâm logistics, nhiều thủ tục liên quan bất cập. Ngành logistics Hải Phòng cũng nằm chung trong những khó khăn này.

Đa số các cảng biển hiện nay đường ra vào cảng đều là nhưng con đường độc đạo và nhỏ chưa đáp ứng được tốc độ gia tăng của hàng hóa và lưu lượng xe gia tăng.

Đa số các cảng biển hiện nay đường ra vào cảng đều là nhưng con đường độc đạo và nhỏ chưa đáp ứng được tốc độ gia tăng của hàng hóa và lưu lượng xe gia tăng.

Nhiều rào cản "kìm chân" doanh nghiệp

Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 300 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đang hoạt động và đã có những đóng góp bước đầu tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội, xuất nhập khẩu của thành phố Cảng, nhất là trong thời gian phòng chống Đại dịch Covid-19 vừa qua.

Tuy nhiên, theo khảo sát nhanh của Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI), đơn vị trực thuộc VLA vào tháng 4/2021 thì các loại hình dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp phổ biến là những dịch vụ cơ bản phổ biến như thủ tục hải quan, giao nhận, vận tải nội địa và quốc tế, kho bãi. Tỷ lệ cung cấp các loại hình có giá trị gia tăng cao còn thấp.   

Có nhiều cảng nhưng các cảng đang trong quá trình container hóa, chỉ có thể tiếp nhận các tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xêp dỡ container.

Đa số các cảng biển hiện nay đường ra vào cảng đều là nhưng con đường độc đạo và nhỏ chưa đáp ứng được tốc độ gia tăng của hàng hóa và lưu lượng xe gia tăng nên gây nên tình trạng thường xuyên ắc tắc vào giờ cao điểm, vào nhưng dịp lễ, Tết khi lượng hàng về nhiều, họặc chỉ cần có 1 vụ tai nạn thông cũng gây ắc tác đường ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa tại cảng.

Năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Không có sự kết nối đường bộ với đường sắt. Chưa phát huy năng lực của Cảng hàng không trong việc chuyên chở hàng hóa.

Về quy mô của các công ty logistics ở Hải Phòng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năng lực cạnh tranh trên thị trường dịch vụ quốc tế và trong nước còn yếu.

Thủ tục Hải quan và kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp chồng chéo kéo dài thời gian thông quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu.

Khảo sát của VLA/VLI cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng của những khó khăn đến hoạt động logistics của doanh nghiệp, trong đó ùn tắc giao thông, thiếu các sàn giao dịch vận tải dẫn đến tình trạng xe chạy rỗng và khó khăn bởi đại dịch COVID-19 có mức độ ảnh hưởng lớn nhất.

Mức độ ảnh hưởng của những khó khăn hiện nay đến hoạt động logistics.

Mức độ ảnh hưởng của những khó khăn hiện nay đến hoạt động của doanh nghiệp logistics Hải Phòng.

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính, khả năng liên kết giữa các phương thức vận tải chưa cao, khó khăn trong ứng dụng khoa học công nghệ, quỹ đất cho các dịch vụ hậu cần, thiếu bãi đỗ xe cho container cũng là những khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp logistics Hải Phòng.

Đề xuất cơ chế đặc thù

Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp logistics Hải Phòng, cần sớm thành lập Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Hải Phòng theo đúng quy định của Nghị định số 45/NĐ 2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ. Việc thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics của Hải Phòng là một tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics của Hải Phòng và liên kết Vùng đông bằng sông Hồng, góp phần “Tiếp tục xây dựng Hải Phòng-Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện” như đề ra trong Nghị quyết của Đại hội Đảng.

Đây là thời cơ thích hợp để thành lập người đại diện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics là Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Hải Phòng mà hôm nay chúng ta đón chào sự ra mắt của Ban thành lập Hiệp hội. 

Để thu hút đầu tư phát triển ngành dịch vụ logistics, thứ nhất, thành phố có những khuyến nghị với Chính phủ cho phép cơ chế linh hoạt trong việc định ra các ưu đãi đầu tư nhất là kết cấu hạ tầng, ví dụ về thời hạn cho thuê đất, việc giải phóng mặt bằng, thuế, vay vốn ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ... Cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hải quan, thủ tục ra vào cảng biển của tàu biển và hàng hóa.

Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng nối với các cảng biển Hải Phòng. Hiện nay, khó khăn lớn nhất của khu vực cảng Hải Phòng là kết cấu hạ tầng kết nối với vùng hậu phương, trong đó các đường ra vào cảng. Thành phố cần đề nghị với Trung ương về việc nhanh chóng xây dựng các tuyến quốc lộ đã nêu trên và giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, tải trọng cầu đường nhất là liên quan đến vận chuyển container để phục vụ tốt nhất cho dòng lưu chuyển hàng hóa thông qua cảng và thành phố.

Thứ ba, nâng cao năng lực của thệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu của các cảng biển cầu nối quan trọng của hoạt động logistics toàn cầu. Kho bãi tập kết hàng hóa phải được thành phố ưu tiên phát triển và đạt hiệu quả hoạt động tại các điểm tập kết hàng.

Cho phép khu vực tư nhân được tham gia đầu tư các dự án phát triển hệ thống kho bãi, thông tin liên lạc. Xây dựng một số trung tâm dịch vụ logistics, đây là một khu vực được xác định trong đó tất cả các hoạt động liên quan tới vận tải, logisitics và phân phối hàng hóa cho cả nội địa và vận tải quốc tế được thực hiện bởi các nhà khai thác trên cơ sở thương mại. Các trung tâm này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của thành phố. 

Thứ tư, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. Với cảng biển có thể xem xét theo mô hình hệ thống portnet của Singapore, nơi mà thông tin được quản lý và chia sẻ bởi cảng biển, hãng tàu, các nhà vận chuyển đường bộ, các đại lý giao nhận vận tải và các cơ quan của Chính phủ, nhất là hải quan. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong thành phố cần nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động cung cấp dịch vụ. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đơn giản hóa thủ tục hải quan và nhanh chóng triển khai đầy đủ thủ tục hải quan điện tử nhằm thúc đẩy nhanh lưu chuyển hàng hóa quốc tế. Hiện đại hóa công tác hải quan của thành phố về khai báo hải quan, kiểm hóa, thanh toan thuế theo chuẩn mực hải quan tiên tiến.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động logistics. Nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics tại thành phố còn thiếu trầm trọng và chưa đồng bộ. Trên địa bàn Thành phố cần tận dụng sự đào tạo của Trường Đại học Hàng Hải trong việc đào tạo chuyên ngành logistics, quản trị chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp đột phá phát triển logistics Hải Phòng

    08:24, 27/04/2021

  • Hải Phòng: Hạ tầng giao thông quyết định sự phát triển của ngành logistics

    02:09, 27/04/2021

  • Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    00:10, 25/04/2021

  • Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng

    08:30, 23/04/2021

  • Logistics Hải Phòng: Liên kết phát triển

    08:00, 23/04/2021

ĐÀO TRỌNG KHOA - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam