Samsung sẽ mua điện tái tạo không thông qua EVN

THY HẰNG 04/05/2021 13:04

"Gã khổng lồ" điện tử Hàn Quốc Samsung đang đàm phán với Việt Nam về việc tham gia dự án thí điểm năng lượng tái tạo.

Nikkei Asia đưa tin, "gã khổng lồ" điện tử Hàn Quốc Samsung đang đàm phán với Việt Nam về việc tham gia dự án thí điểm năng lượng tái tạo. Ở chiều ngược lại, tập đoàn này cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng.

Samsung đề xuất Bộ Công thương hướng dẫn hỗ trợ trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA (cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Samsung đề xuất Bộ Công thương hướng dẫn hỗ trợ trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA - cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Cụ thể, Samsung đề xuất Bộ Công thương hướng dẫn hỗ trợ trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA (cơ chế mua bán điện trực tiếp). Nếu đề xuất được chấp thuận thì Samsung có thể mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không phải thông qua EVN.

Theo cơ chế mua bán điện trực tiếp, các khách hàng sử dụng điện sẽ có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng và thỏa thuận giá điện với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không cần phải thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hồi tháng 9/2020, nguyên Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Cục Điều tiết điện lực tổng hợp ý kiến các bộ ngành liên quan về dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện để chuẩn bị trình Thủ tướng.

Bộ Công Thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế này trong giai đoạn 2021-2023 với công suất khoảng từ 400-1.000 MW, sau đó sẽ đánh giá, tổng kết và chính thức triển khai áp dụng (từ năm 2024).

Dự án đề xuất chính sách về cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp cùng Bộ Công Thương thực hiện, kỳ vọng sẽ được Chính phủ phê duyệt trong năm 2020 và bước vào triển khai thương mại chậm nhất là vào tháng 3/2021 để hoàn thành chương trình thí điểm bán lẻ điện cạnh tranh vào tháng 12/2023.

Hiện nay, giới chuyên gia và các doanh nghiệp cũng đang bày tỏ kỳ vọng vào chính sách mua bán điện trực tiếp để có sự cạnh tranh về giá và đó cũng là tiền đề cho mục tiêu giảm giá điện chưa có trong tiền lệ.

Công ty Điện tử Samsung đang nỗ lực phối hợp tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc. Đây là các thị trường được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, có đủ khả năng phát triển và vận hành năng lượng tái tạo.

Công ty Điện tử Samsung đang nỗ lực phối hợp tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc. Đây là các thị trường được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, có đủ khả năng phát triển và vận hành năng lượng tái tạo.

Trước đó, Samsung đã công bố bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội.

Năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tập đoàn này xem xét việc sản xuất chất bán dẫn trong nước. Đồng thời, Samsung cũng được đề nghị xác định lại chuỗi cung ứng. Tuần trước, yêu cầu này lại được nhắc lại nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Được biết, Samsung đang trong lộ trình giảm phụ thuộc vào nhiệt than. Công ty Điện tử Samsung đang nỗ lực phối hợp tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc. Đây là các thị trường được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, có đủ khả năng phát triển và vận hành năng lượng tái tạo. Là một phần của nỗ lực này, Samsung đã lên kế hoạch sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho các nhà máy, văn phòng và cơ sở hoạt động tại Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc vào năm 2020. Trong trung và dài hạn, công ty sẽ tiếp tục mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo trên phạm vi toàn thế giới.

 “Công ty Điện tử Samsung đang hoàn thành nhiệm vụ của mình trong vai trò một công dân doanh nghiệp với việc thúc đẩy và hỗ trợ sử dụng năng lượng tái tạo. Thông qua các cam kết mở rộng này, chúng tôi muốn thể hiện sự tập trung cao độ vào các hoạt động bảo vệ hành tinh của chúng ta cũng như thực thi nghĩa vụ giám sát môi trường toàn cầu của mình", ông Won Kyong Kim, Phó Chủ Tịch Điều Hành Và Trưởng Bộ Phận Quan Hệ Công Chúng Toàn Cầu tại Công ty Điện tử Samsung cho biết.

Ở diễn biến khác, một đơn vị của công ty Samsung C&T cũng đang xem xét đầu tư 673 triệu USD xây dựng các nhà máy điện mặt trời ở hạt Milam, Texas, gần nhà máy sản xuất chip của Samsung Electronics ở Austin. Với công suất khoảng 700 MW, các nhà máy điện mặt trời sẽ bắt đầu được xây dựng vào tháng 6/2022. Một quan chức của Samsung C&T cho biết công ty này đang thực hiện các thủ tục phê duyệt với các cơ quan chức năng.

Sức hấp dẫn của năng lượng mặt trời và điện gió đang gia tăng nhanh chóng khi các quốc gia trên thế giới chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo sạch hơn để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Cắt giảm các nhà máy điện tái tạo: Bộ Công Thương nói gì?

    11:00, 15/03/2021

  • Giá điện tái tạo thấp khó thu hút công nghệ cao

    11:00, 01/09/2020

THY HẰNG