Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2021 (kỳ IV): Sức ép lạm phát gia tăng
Trong sáu tháng đầu năm lạm phát chịu nhiều sức ép gia tăng do chi phí sản xuất tăng cao và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng chống bệnh dịch.
Lạm phát bình quân Quý 2/2021 tăng 2,67%, trong sáu tháng đầu năm tăng 1,47% là mức thấp nhất kể từ năm 2016, tuy nhiên có nhiều sức ép gia tăng do chi phí sản xuất tăng cao và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng chống bệnh dịch.
Năm yếu tố gia tăng lạm phát
Lạm phát gia tăng do những nguyên nhân sau, thứ nhất, trong 6 tháng đầu năm 2021, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 10 đợt làm cho giá xăng tăng 17,01%.
Thứ hai, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 4 đợt và giảm 2 đợt, bình quân 6 tháng giá gas tăng 16,51%.
Thứ ba, giá dịch vụ giáo dục tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Thứ tư, giá gạo trong nước tăng thêo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 6 tháng đầu năm 2021 tăng 6,97%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% - đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Thứ năm, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 6 tháng đầu năm nay tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng thêo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào. Mặt khác, nhờ hỗ trợ và can thiệp kịp thời từ chính phủ giúp giữ vững ổn định kinh tế-xã hội, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động, nguồn hàng hóa ổn định, không gây hiện tượng khan hiếm, giúp giữ lạm phát của phần lớn các mặt hàng ở mức thấp.
Lạm phát lõi có xu hướng ổn định từ tháng 1/2021 đến nay, bình quân đạt 1,07% trong Quý 2/2021 và 0,87% trong 6 tháng đầu năm 2021. Dự báo xu giá lương thực, thực phẩm sẽ không có hướng giá của các nhóm hàng hóa sau khi nhiều biến động loại bỏ các biến động về giá năng lượng và giá lương thực, thực phẩm sẽ không có nhiều biến động.
Tỷ giá ổn định trong quý II
Cùng với đó,tính trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ giá USD/VND tiếp tục giữ mức ổn định khi tỷ giá trung tâm chỉ tăng 0.2% so với đầu năm, tương đương tăng thêm 47 đồng, lên mức 23,178 đồng/USD.
Tỷ giá trung tâm được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhìn chung ổn định.
Trước động thái giảm giá mua USD của NHNN khiến ngân hàng thương mại đồng loạt giảm giá USD xuống thấp hơn từ 90 - 100 đồng/USD so với đầu năm 2021. Lý do chủ yếu khiến NHNN giảm giá mua vào USD được cho là nhằm hạn chế hành động hủy ngang hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn của các NHTM mà sẽ được thực hiện vào tháng 7 và tháng 8 này.
Một số tổ chức cho rằng hành động giảm giá mua đô la của NHNN sẽ phần nào giải tỏa áp lực từ khía cạnh nhập khẩu lạm phát, khi giá hàng hóa quốc tế thời gian qua đã tăng vọt, khiến chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu của các doanh nghiệp tăng mạnh. Đáng lưu ý là việc NHNN giảm giá mua ngoại tệ diễn ra trong thời điểm Việt Nam chứng kiến nhập siêu liên tiếp trong 3 tháng (4-6/2021).
Do Ngân hàng nhà nước đã hạ tỷ giá mua USD trong tháng Mười một vì nguồn cung USD dồi dào trở lại nhờ vào thặng dư thương mại cao trong Quý 3.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021 (Kỳ III): Cán cân thương mại thâm hụt
04:10, 24/07/2021
Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021 (kỳ II): Sản xuất gặp nhiều bất lợi
09:36, 23/07/2021
Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021 (kỳ I): FDI tiếp tục đóng góp cho tăng trưởng
04:15, 22/07/2021