“Cái bắt tay” nghìn tỷ trong ngành logistics

NGUYỄN CHUẨN 03/12/2021 01:04

Mitsubishi Estate (Nhật Bản) và Western Pacific Việt Nam vừa thỏa thuận đầu tư và vận hành Trung tâm logistics thông minh tại KCN Yên Phong II-A, Bắc Ninh.

 Mitsubiship/Estate hợp tác với Western Pacific Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm logistics thông minh tại Bắc Ninh. Ảnh: Đại diện các bên liên quan thực hiện việc ký kết tại Tokyo - Nhật Bản.

Mitsubishi Estate hợp tác với Western Pacific Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm logistics thông minh tại Bắc Ninh. Ảnh: Đại diện các bên liên quan thực hiện việc ký kết tại Tokyo - Nhật Bản.

>>Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội cho doanh nghiệp logistics

Trên thực tế, trung tâm logistics thông minh là một trung tâm tích hợp để trung chuyển, lưu trữ, thu gom và phân phối hàng hóa. Trung tâm này đóng vai trò kết nối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, tổ chức, tách, điều phối và phân phối hàng hóa cho các hoạt động vận chuyển quốc gia và quốc tế, trên cơ sở thương mại của các nhà khai thác khác nhau.

Giờ đây, Mitsubishi Estate sẽ hợp tác với Công ty Western Pacific Việt Nam xây dựng Trung tâm logistics thông minh trên diện tích 151 ha tại KCN Yên Phong II-A, Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư hơn 1.830 tỷ đồng, nhằm vận hành các nhà kho thông minh cao tầng đầu tiên tại Việt Nam. Mô hình nhà kho này cho phép tận dụng tối đa diện tích, hiệu suất đầu tư khép kín từ năng lượng tái tạo và phù hợp với thị hiếu của các khách hàng quốc tế.

Theo các chuyên gia phân tích, ở một số quốc gia, các trung tâm logistics thông minh được xem là cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế tập trung vào logistics, bao gồm các phương án nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như các chính sách nhằm “mở khóa đầu tư” vào các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (MSME) trong ngành. Vì vậy, một trung tâm logistics thông minh sẽ thúc đẩy tăng trưởng, cơ hội việc làm và sự thịnh vượng ở quốc gia đó.

>>Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp logistics hậu đại dịch Covid-19

Theo bà Phạm Thị Bích Huệ - Chủ tịch HĐQT Western Pacific Việt Nam, cho biết: “Ngành logistics Việt Nam có chi phí cao chủ yếu do thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp dịch vụ với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, trung tâm logistics thông minh này ra đời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics từ KCN, thu hút các nhà sản xuất, kinh doanh lớn trên thế giới, đồng thời quy tụ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực logistics, sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cái bắt tay” nghìn tỷ trong ngành logistics

    19:44, 30/11/2021

  • Daiwa House “tham chiến” logistics Việt Nam

    04:55, 27/11/2021

  • Ông Trần Tiến Dũng trở thành chủ tịch Hiệp hội Logistics Hải Phòng

    11:10, 20/11/2021

  • Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội cho doanh nghiệp logistics

    03:00, 18/11/2021

  • Yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp logistics mở rộng thị trường

    04:00, 15/11/2021

  • Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp logistics hậu đại dịch Covid-19

    15:24, 10/11/2021

  • Hội viên kỳ vọng gì ở Hiệp hội Logistics Hải Phòng?

    09:13, 10/11/2021

  • Hải Phòng hướng đến trọng điểm về dịch vụ cảng biển, logistics

    05:00, 08/11/2021

  • Đường sắt "bắt tay" doanh nghiệp logistics khép kín chuỗi vận tải

    00:38, 03/11/2021

NGUYỄN CHUẨN