TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Doanh nghiệp cần đặt mình trong vai trò chủ động

PV 14/12/2021 14:18

Đó là khẳng định của ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI tại Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp".

>>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp"

Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp" được Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội từ 13h30 - 17h00 ngày 14/12.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành quan chuyên môn như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều cuộc “hội nghị Diên Hồng” để bàn giải pháp phát triển bền vững nền kinh tế.

ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu khai mạc diễn đàn.

Sau giai đoạn 2016-2020, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam đã đạt những kết quả tích cực, song trước đại dịch COVID-19 và những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, chúng ta đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực trong tái cơ cấu nền kinh tế từ thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; đẩy mạnh công tác quy hoạch, cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế, bước đầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế... đến việc hình thành đồng bộ và thúc đẩy phát triển các loại thị trường. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được thúc đẩy; chuyển đổi số, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh đã phát huy tác dụng, tạo được niềm tin của nhà đầu tư... Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội…

"Mặc dù đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, song việc triển khai cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 ở nước ta vẫn còn một số hạn chế. Mô hình tăng trưởng có thay đổi nhưng còn chậm. Tốc độ tăng năng suất lao động nội ngành chưa cao; đóng góp của tiến bộ khoa học công nghệ vào tăng năng suất lao động còn hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành chưa rõ nét, chưa bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu đang hoạt động ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp. Các ngành công nghiệp chủ đạo như dệt may, da giày, điện tử Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu còn khá cao, nguyên liệu đồng thời phụ thuộc không nhỏ vào một số thị trường....", ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

  • Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba lý do cần tái cơ cấu
  • Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới

Cũng theo Phó Chủ tịch VCCI, khu vực tư nhân phát triển chưa tương xứng với quy mô và độ mở của nền kinh tế; mức độ phụ thuộc vào khu vực kinh tế nước ngoài chưa giảm.

Mặt khác, còn có những tồn tại, bất cập trong không ít quy định hiện hành đang gây khó khăn cho việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Cải cách thể chế kinh tế và thực hiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế chưa được tiến hành một cách nhất quán, toàn diện, đủ rộng và đủ mạnh của kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại để hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn.

"Để đạt được các mục tiêu dự kiến đặt ra và khát vọng phát triển đất nước trong thập kỷ tới, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2025 cần được đẩy nhanh hơn và thực sự bứt phá. Theo đó, muốn trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng năng suất lao động ít nhất phải đạt 6,5% hàng năm, cao hơn so với kết quả đạt được giai đoạn 2016-2020 là 5,8%", ông Hoàng Quang Phòng cho biết.

Toàn cảnh diễn đàn

Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp" được tổ thức theo hình thức offline và online.

Phó Chỉ tịch VCCI cũng chỉ ra, trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên thế giới đã xuất hiện các xu hướng mới về dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số và sự thay đổi đổi nhanh chóng của các mô hình kinh doanh, phương thức sản xuất, tiêu dùng… Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

"Việc tái cơ cấu nền kinh tế cũng cần được doanh nghiệp quan tâm, đặt mình trong vai trò chủ động. Do môi trường kinh doanh còn có yếu tố chưa ổn định và đặc biệt là sự bất ổn do đại dịch toàn cầu đưa tới nên doanh nghiệp cần thích ứng và có điều chỉnh phù hợp.", ông Phòng nhấn mạnh.

Đồng thời, Phó chủ tịch VCCI cũng cho rằng doanh nghiệp phải tính tới việc tái cơ cấu khi xuất hiện những “triệu chứng” thuộc về “hạ tầng cơ sở” liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động hàng ngày như thị phần đang bị thu hẹp làm doanh số sụt giảm, công nợ nhiều làm cơ cấu tài chính không phù hợp và tăng chi phí sử dụng vốn, thiếu công cụ giám sát, nhân viên làm việc không có động lực, lãnh đạo cấp cao không đồng thuận và chủ yếu giải quyết sự vụ, không rõ cơ chế phân quyền và thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận... Việc tái cơ cấu cũng cấp thiết không kém bởi điều đó liên quan tới những vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp như mục tiêu, tầm nhìn và định hướng chiến lược, triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp...

Có thể bạn quan tâm

  • Tái cấu trúc nền kinh tế: 5 năm nhìn lại

    Tái cấu trúc nền kinh tế: 5 năm nhìn lại

    04:00, 08/12/2021

  • Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba lý do cần tái cơ cấu

    Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba lý do cần tái cơ cấu

    11:00, 09/12/2021

  • Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới

    Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới

    10:58, 09/12/2021

  • Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba đột phá chiến lược

    Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba đột phá chiến lược

    04:30, 08/12/2021

PV