Cần hoàn thiện hạ tầng giao thông thuỷ, bộ để kết nối nội vùng và liên vùng ĐBSCL

NGUYỄN HÙNG - HƯƠNG GIANG 25/12/2021 18:17

ĐBSCL là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về hạ tầng giao thông đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực chưa xứng tầm.

>>TP.HCM và ĐBSCL: Liên kết cùng phát triển

Cần hoạn thiện hạ tầng giao thông thuỷ, bộ…

Theo ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh Long An, có thể khẳng định, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về hạ tầng giao thông thuỷ, bộ khiến kế hoạch liên kết vùng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. Và cũng chính nguyên nhân này đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực này chưa thực sự xứng tầm với những gì mà thiên nhiên ưu đãi.

Theo ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh Long An, chia sẻ: Có thể khẳng định, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về hạ tầng giao thông thuỷ, bộ khiến kế hoạch liên kết vùng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về hạ tầng giao thông thuỷ, bộ khiến kế hoạch liên kết vùng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế.

Do đó, để giải quyết được bài toán này thì ngay bây giờ, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương, Bộ, ngành hiện thực hoá Quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là phát huy tính liên kết nội vùng và liên kết vùng.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần khẩn trương ưu tiên nghiên cứu, xem xét xây dựng kế hoạch đầu tư tổng thể các dự án giao thông trung hạn và dài hạn của vùng ĐBSCL, trong đó, lưu ý khi mở thêm tuyến giao thông mới phải phù hợp với thực tế, tránh phá vỡ phương án tài chính của các dự án giao thông BOT đã triển khai, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án

ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh Long An, chia sẻ: Có thể khẳng định, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hạn chế về hạ tầng giao thông thuỷ, bộ khiến kế hoạch liên kết vùng gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. Và cũng chính nguyên nhân này đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực này chưa thực sự xứng tầm với những gì mà thiên nhiên ưu đãi.

Ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh Long An: những mặt hạn chế về hạ tầng giao thông thuỷ, bộ là nguyên nhân  làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực này chưa thực sự xứng tầm với những gì mà thiên nhiên ưu đãi.

Song đó, các chính quyền địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc chủ động tháo gỡ lực cản đối với phát triển ở địa phương mình, đặc biệt là công tác giải giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư hạ tầng, đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công để các dự án đảm bảo đúng tiến độ, đưa công trình vào sử dụng, sãn sàng cho kế hoạch kết nối và liên kết ĐBSCL tiến tới phát triển bền vững – ông Út nói.

>>Liên kết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hạ tầng mềm cho miền Tây

Vai trò nhạc trưởng

Ông Nguyễn Thanh Bình- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng: bài toán liên kết vùng đến nay vẫn còn nhiều trăn trở, và vấn đề này không chỉ dừng lại ở các địa phương mà Trung ương cũng rất quyết liệt. Tuy nhiên, mấu chốt ở đây chính là sự thiếu vắng vai trò của nhạc trưởng.

Do đó, Trung ương, và đặc biệt là các địa phương cần phải ngồi lại với nhau để tìm ra một nhạc trưởng đủ bản lĩnh, tiềm lực… để dẫn dắt các địa phương còn lại, tìm ra tiếng nói chung.

ông Nguyễn Thanh Bình- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng: bài toán liên kết vùng đến nay vẫn còn nhiều trăn trở, và vấn đề này không chỉ dừng lại ở các địa phương mà Trung ương cũng rất quyết liệt. Tuy nhiên, mấu chốt ở đây chính là sự thiếu vắng vai trò của nhạc trưởng.

Ông Nguyễn Thanh Bình- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: bài toán liên kết vùng đến nay vẫn còn nhiều trăn trở, và vấn đề này không chỉ dừng lại ở các địa phương mà Trung ương cũng rất quyết liệt. Tuy nhiên, mấu chốt ở đây chính là sự thiếu vắng vai trò của nhạc trưởng.

Rõ ràng chúng ta biết hạ tầng giao thông có vai trò then chốt và rất quan trọng trong kết nối nội vùng và liên vùng. Các tuyến đường giao thông, cao tốc, cầu cảng… đang được dần kết nối với các địa phương như: Cao tốc Đông Tây, ven biển… thế nhưng mỗi nơi lại làm theo một kiểu thì nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Giả sử, cầu, đường… xây xong nhưng hàng hoá giao thương không có thì quá lãng phí. Do đó, theo ông Bình, khi mỗi địa phương đảm bảo được hạ tầng giao thông rồi thì mỗi địa phương cần xác định lại tiềm năng và thế mạnh của mình để tạo ra nét riêng biệt, nhưng không phá vỡ quy hoạch chung. Đơn cử, trong lĩnh vực thuỷ sản, con cá tra sống trong vùng nước ngọt và trước đây từng là sản phẩm chủ lực của An Giang, thế nhưng nay thì đã trải khắp cả 13 tỉnh ĐBSCL là điều bất cập.

Vì vậy, để giải quyết bài toán liên kết nội vùng và liên vùng thì trước tiên cần phải giữ vững lập lập trường, quan điểm trong quy hoạch. Trong đó, lấy yếu tố “con người” làm trung tâm để phát triển vùng ĐBSCL thành “điểm đến” trong quá trình phát triển.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch định hướng phân vùng sinh thái nông nghiệp và xác định ranh giới ngọt - mặn - lợ theo hướng thuận thiên có kiểm soát, để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hài hoà với điều kiện tự nhiên môi trường, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tăng tối đa giá trị và hiệu quả kinh tế nông nghiệp. 

Phát triển vùng thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao trên cơ sở phát triển hệ thống 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp và các hành lang kinh tế để nâng cao giá trị, hiệu quả của từng khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, trong đó công nghiệp chế biến (chế biến sâu) là ngành mũi nhọn; phát triển dịch vụ đa dạng, ứng dụng công nghệ cao với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường kết nối nội, ngoại vùng. Xây dựng hệ thống đô thị thông minh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, gắn kết hợp với các trung tầm đầu mối về nông nghiệp.

Và cuối cùng là, tập trung nguồn đầu tư phát triển hạ tầng để đi trước một bước, nhằm tạo nền tảng cho sự phát tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững của vùng. Ưu tiên phát triển hạ tầng có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, cấp vùng như giao thông, năng lượng, và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng để sẵn sàng liên kết nội vùng và liên vùng – ông Bình nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM và ĐBSCL: Liên kết cùng phát triển

    11:00, 21/12/2021

  • "Điểm sáng" thu hút đầu tư khu vực ĐBSCL

    13:31, 13/10/2021

  • QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Tích hợp quy hoạch để giải quyết bài toán của ĐBSCL

    07:58, 09/10/2021

  • Phát hành Báo cáo động thái Doanh nghiệp khu vực ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm 2021

    06:55, 07/09/2021

  • Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé: Mong Chính phủ ưu tiên phát triển hạ tầng ĐBSCL

    11:37, 25/07/2021

  • 4 địa phương của ĐBSCL lọt top 10 PCI toàn quốc

    21:51, 15/04/2021

  • ĐBSCL công bố mô hình trung tâm logistic đầu tiên phục vụ xuất khẩu nông sản

    01:50, 12/04/2021

  • 26-27/4: Diễn đàn Kết nối du lịch TP.HCM và ĐBSCL lần 2 sẽ diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp

    16:43, 28/03/2021

NGUYỄN HÙNG - HƯƠNG GIANG