Đầu tư công – “vốn mồi” tăng trưởng
Năm 2022, đầu tư công tiếp tục là động lực quan trọng dẫn dắt tăng trưởng, phục hồi kinh tế trong năm 2022 và sẽ được chỉ đạo, điều hành rất quyết liệt.
>>>Lập quỹ phát triển hạ tầng, lấy đầu tư công “dắt” đầu tư tư nhân
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, năm 2022, đầu tư công sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho phục hồi tăng trưởng kinh tế đất nước.
Theo đó, rút kinh nghiệm từ năm 2021, công tác chỉ đạo điều hành hoạt động đầu tư công năm 2022 sẽ được triển khai rất quyết liệt và có sự giám sát, đánh giá tính hiệu quả.
“Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã quyết nghị rõ nguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn, các bộ, ngành, địa phương phải nghiêm túc thực hiện. Nếu triển khai theo đúng Nghị quyết, thì sẽ thúc đẩy giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Đồng thời cho biết, nhờ đó, ngay từ đầu năm mới, đầu tư công sẽ có thể thực sự khẳng định tốt hơn nữa vai trò "vốn mồi" để thu hút vốn xã hội, tạo động lực cho phát triển và đột phá.
Ngay những ngày đầu năm 2022 (11/1), gói chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, trong đó, tập trung khá lớn vào đầu tư công.
>>>Đầu tư công: Trợ lực cho ngành vật liệu xây dựng
>>>Đầu tư công - “biến số quan trọng” của thị trường bất động sản 2022
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, việc xác định hỗ trợ doanh nghiệp và các thành phần kinh tế qua đầu tư công một quan điểm tương đối mới. Đây là phương thức hỗ trợ để chú trọng đến hiệu quả và chất lượng của vốn đầu tư và đòi hỏi cả xã hội phải chuyển đổi nhận thức, tư duy về kinh tế cũng như cách tiếp cận vấn đề.
Vốn đầu tư của Nhà nước sẽ là vốn mồi thu hút các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện, đủ năng lực tài chính tham gia các thành phần của các dự án lớn. Chính phủ thực hiện vai trò định hướng những hạng mục nào phân bổ tới doanh nghiệp, đồng thời, các doanh nghiệp có thể tự liên kết với nhau để triển khai, đáp ứng yêu cầu của dự án cũng như Chính phủ.
"Đầu tư chính là công cụ giúp các thành phần kinh tế phục hồi và là động lực cho tăng trưởng. Đầu tư của Nhà nước cần tập trung vào cơ sở hạ tầng, dẫn dắt, thu hút nguồn vốn đầu tư của các khu vực kinh tế khác và toàn xã hội. Đầu tư vừa kích cầu, vừa tạo công ăn việc làm và tạo nên kết cấu hạ tầng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân", chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho biết.
Có cùng ý kiến với ông Kiên, ông Rahul Kitchlu, Quản lý Chương trình Cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết, khu vực tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của Việt Nam và đầu tư công có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng của khu vực này.
Theo đó, các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược với quy mô lớn, đặc biệt là các dự án triển khai qua hình thức đối tác công tư là những chương trình đầu tư công quan trọng, có thể kể đến như đường cao tốc Bắc-Nam, các dự án cơ sở hạ tầng lớn như phát triển tàu điện ngầm, xe buýt nhanh trong thành phố, cơ sở hạ tầng điện với các đường dây truyền tải trong các dự án điện.
Có thể bạn quan tâm
Lập quỹ phát triển hạ tầng, lấy đầu tư công “dắt” đầu tư tư nhân
11:30, 05/01/2022
Đầu tư công: Trợ lực cho ngành vật liệu xây dựng
11:00, 29/12/2021
Đầu tư công - “biến số quan trọng” của thị trường bất động sản 2022
11:00, 28/12/2021