TP.HCM đặt doanh nghiệp là trọng tâm của sự tăng trưởng kinh tế
TP.HCM xác định năm 2022 là năm tập trung phục hồi kinh tế và tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo, trong đó, đặt doanh nghiệp là trọng tâm của sự tăng trưởng kinh tế.
>>>Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Cần thêm thời gian để doanh nghiệp phục hồi
Nội dung trên được bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) TP.HCM nêu tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội 02 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 3 năm 2022 của UBND TP.HCM chiều ngày 4/3.
Báo cáo tại phiên họp bà Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, trong lĩnh vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt khoảng 89.093 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó tổng mức bán lẻ giảm 3,1% so với tháng trước, ngành lưu trú và dịch vụ ăn uống tăng 18,1% so với tháng trước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố 02 tháng đầu năm ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn 02 tháng đầu năm ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Trong lĩnh vực Du lịch, tổng doanh thu trong tháng ước đạt 3.212 tỷ đồng, giảm 51,34% so với cùng kỳ. Thành phố tiếp tục hoàn thiện, triển khai kế hoạch tổ chức Chương trình hiến kế khôi phục du lịch TP.HCM năm 2021. Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ “TP.HCM 100 điều thú vị” lần 3. Tích cực truyền thông việc tái khởi động ngành du lịch Thành phố với thông điệp: “Du lịch an toàn”, “an toàn trong từng trải nghiệm”, “Người dân Thành phố đi du lịch TP.HCM”…
Đối với lĩnh vực ngân hàng, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 3.169.000 tỷ đồng, tăng 0,81% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.934.300 tỷ đồng, tăng 3,54% so với cuối năm 2021. Trong đó dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 54,4% tổng dư nợ, tăng 3,7% so với cuối năm 2021; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 45,6%, tăng 3,34% so với cuối năm 2021.
>>>“Trùm BOT” thâu tóm doanh nghiệp sở hữu nhiều “đất vàng” tại TP.HCM là ai?
"Đối với hoạt động công nghiệp, TP.HCM xác định năm 2022 là năm tập trung phục hồi kinh tế và tạo đà tăng tốc phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo, trong đó, đặt doanh nghiệp là trọng tâm của sự tăng trưởng kinh tế. Với những tín hiệu chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tiếp tục có xu hướng chuyển biến tích cực", bà Mai khẳng định.
Theo bà Mai, mặc dù chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 02 ước giảm 2,4% so với tháng trước, nhưng tính chung trong 2 tháng đầu năm tăng 2,1% so với cùng kỳ. Trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu, trong tháng 2 ước giảm 2,5% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng ước tăng 9% so với cùng kỳ.
Về hoạt động thành lập doanh nghiệp, tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 147.972 tỷ đồng, giảm 24,73% so với cùng kỳ. Trong đó, Thành phố có 4.700 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 68.678 tỷ đồng, giảm 69,70% về số lượng so với tháng trước, tăng 21,57% về số lượng so với cùng kỳ và goảm 27,03% về số vốn so với tháng trước, giảm 43,37% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 2, Thành phố có 588 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 15,52% so với cùng kỳ; có 9.425 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 61,22% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Thành phố có 5.466 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 42,57% so với cùng kỳ.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong 2 tháng đầu năm 2022, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn của doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 231,13 triệu USD, giảm 31,27% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ. Trong đó, có 37 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 79,56 triệu USD; có 19 lượt dự án được cấp phép từ những năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư, với số vốn giảm 8,78 triệu USD.
“Thành phố cũng chấp thuận cho 269 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 161,35 triệu USD, tăng 60,12% so với cùng kỳ về số trường hợp và giảm 4,77% về vốn”, Giám đốc Sở KHĐT TP.HCM thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Lời giải “cơn khát” nhà ở ven TP.HCM
13:39, 03/03/2022
Nóng: 7 Hiệp hội đồng kiến nghị lùi thời gian thu phí cảng biển TP.HCM
11:30, 03/03/2022
Thu phí cảng biển tại TP.HCM: Cần thêm thời gian để doanh nghiệp phục hồi
04:10, 03/03/2022
TP.HCM: Bắt giữ 500 tấn dầu không rõ nguồn gốc?
15:03, 02/03/2022
“Trùm BOT” thâu tóm doanh nghiệp sở hữu nhiều “đất vàng” tại TP.HCM là ai?
05:15, 02/03/2022
Sai phạm tại Thủ Thiêm: TP.HCM sẽ chi 1.400 tỉ đồng bồi thường bổ sung 4,3 ha ở Thủ Thiêm
15:05, 01/03/2022
Phục hồi du lịch TP.HCM gắn phát triển tour du lịch liên kết vùng
04:00, 27/02/2022