Tương lai xanh cho vận tải hành khách công cộng

ĐÌNH ĐẠI 18/03/2022 01:30

TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện đầu tiên, mang đến trải nghiệm mới cho người dân cũng như hướng tới một tương lai xanh cho vận tải hành khách công cộng.

>>>Xe buýt điện VinBus chính thức tham gia mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội

Theo đó, tuyến xe buýt điện đầu tiên của TP.HCM đã chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 8/3, do Công ty TNHH dịch vụ vận tải sinh thái VinBus (thuộc Vingroup) đảm trách. Tuyến có chiều dài 29km, từ bến xe buýt Sài Gòn đến khu đô thị Vinhome Grand Park, với giá vé từ 3.000 – 7.000 đ. Đây được xem là giải pháp mới mang tính đột phá phù hợp với xu hướng phát triển giao thông xanh, bền vững của TP.HCM.

TP.HCM đã chính thức khai trương và đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện đầu tiên. Qua đó, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm mới cho người dân Thành phố, cũng như hướng tới một tương lai “xanh” cho vận tải hành khách công cộng.

TP.HCM đã chính thức khai trương và đưa vào vận hành tuyến xe buýt điện đầu tiên. Qua đó, hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm mới cho người dân Thành phố, cũng như hướng tới một tương lai “xanh” cho vận tải hành khách công cộng.

Có thể nói, vận tải hành khách công cộng có vai trò rất lớn đối với mục tiêu phát triển đô thị thông minh hiện đại, trong đó, xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường từ khí thải của các loại phương tiện, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông.

Bên cạnh đó, hiện nay xu hướng phát triển giao thông xanh đang là một hướng đi bền vững. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hệ thống bán vé thông minh, dịch vụ chất lượng sẽ tạo sự thuận lợi, giúp người dân hứng thu hơn khi chọn các phương tiện giao thông công cộng để phục vụ cho việc đi lại, góp phần thay đổi thói quen của người dân trong việc lực chọn sử dụng phương tiện giao thông xanh.

Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, trong những năm qua, TP.HCM hướng tới mục tiêu phát triển đô thị văn minh, hiện đại, bền vững. Trong đó, phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện được Thành phố coi là mũi nhọn, giải quyết vấn đề giao thông đô thị lớn như TP.HCM.

"Việc thí điểm đưa xe buýt điện chất lượng cao vào hệ thống vận tải hành khách công cộng được kỳ vọng không chỉ góp phần hình thành hệ thống giao thông hiện đại mà còn góp phần thay đổi thói quen hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; giúp người dân có thêm sự lựa chọn phương tiện giao thông mới chất lượng, phục vụ nhu cầu đi lại ngày một tốt hơn" - ông Lâm cho hay.

>>Vingroup đề xuất triển khai buýt điện cho Hà Nội và TP.HCM

Người dân trải nghiệm xe buýt điện

Người dân trải nghiệm xe buýt điện.

Theo giới chuyên gia, tác dụng của loại hình phương tiện sử dụng năng lượng sạch như xe buýt điện là rất rõ ràng. Hiện nay, tại các đô thị lớn trên thế giới, loại hình phương tiện này luôn được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể nhân rộng mô hình này nhằm thay thế các loại phương tiện cũ thì cần phải có thời gian. Bởi đặc thù của xe buýt điện là sử dụng công nghệ hiện đại, do đó, phải đi kèm với hạ tầng vận hành, nên việc triển khai mỗi tuyến xe buýt điện đều rất tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để triển khai.

“Trước mắt, Thành phố cần triển khai thí điểm sau đó sẽ nhân rộng ra nhiều tuyến khác, ưu tiên những tuyến kết nối với các khu vực đông dân cư, khu đô thị, khu vui chơi, các trung tâm thương mại…đảm bảo được tính thuận tiện trong việc đi lại của người dân. Nếu thành công, thì xe buýt điện sẽ là bệ đỡ cho một tương lai xanh hơn, không chỉ đối với TP.HCM, mà còn cho tất cả các thành phố lớn trên cả nước”, một vị chuyên gia nêu quan điểm.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý thêm, nếu Thành phố có kế hoạch mở rộng và phát triển xe buýt điện thì cũng cần giải bài toán cho loại hình xe buýt truyền thống. Bởi hiện nay, Thành phố đang tốn rất nhiều tiền để trợ giá cho xe buýt, nhưng hoạt động lại không hiệu quả. Nhiều HTX xe buýt hiện nay đang rất khó khăn do lượng hành khách đi xe buýt giảm đến 70% so với thời điểm trước dịch, dẫn đến doanh thu từ việc bán vé cũng giảm mạnh theo.

Có thể bạn quan tâm

  • Xe buýt điện VinBus chính thức tham gia mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội

    Xe buýt điện VinBus chính thức tham gia mạng lưới vận tải công cộng Hà Nội

    12:26, 02/12/2021

  • Vinbus và Advantech hợp tác chiến lược phát triển hệ thống thông minh cho xe buýt điện

    Vinbus và Advantech hợp tác chiến lược phát triển hệ thống thông minh cho xe buýt điện

    10:00, 09/12/2020

  • Xe buýt điện thay đổi diện mạo đô thị, tăng tốc du lịch

    Xe buýt điện thay đổi diện mạo đô thị, tăng tốc du lịch

    15:35, 28/10/2020

  • Sở GTVT TP Hồ Chí Minh: Không có chuyện ưu ái thí điểm 5 tuyến xe buýt điện

    Sở GTVT TP Hồ Chí Minh: Không có chuyện ưu ái thí điểm 5 tuyến xe buýt điện

    10:16, 03/10/2020

ĐÌNH ĐẠI